Đối với nhà trường, gia đình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 31 - 32)

V. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi đổ lỗi nạn nhân

12. Đối với nhà trường, gia đình

Nhà trường và gia đình cần phối hợp trong việc giáo dục học sinh, giúp các bạn có nhận thức đúng đắn về thực trạng nghiêm trọng cũng như những tác hại nặng nề của hành vi đổ lỗi nạn nhân. Đây là nhân tố đưa lại giải pháp vô cùng quan trọng được các đối tượng khảo sát đề cập cao.

Các trường học nên lồng ghép những nội dung, hiện tượng này vào các buổi sinh hoạt, trị chuyện, ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp để nâng cao nhận thức của học sinh về hành vi tiêu cực, không đúng. Hướng học sinh đến những giá trị của cuộc sống đó là tình u thương, sự thấu cảm, sự chia sẻ.

Ở lớp học, chúng em đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về hành vi đổ lỗi nạn nhân, thông qua các video hoạt cảnh do các bạn học sinh đóng, tổ chức phiên tòa giả định: hành vi đổ lỗi nạn nhân - nên hay không nên, chúng em đã nhận thức được các biểu hiện của hành vi đổ lỗi, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục một cách thiết thực đối với bản thân.

29

Bên cạnh đó gia đình là yếu tố có vai trị vơ cùng quan trọng, góp phần làm giảm thiểu những hậu quả tác động về tâm lý của các nạn nhân. Thiết nghĩ, mỗi bậc phụ huynh nên dành thời gian nhiều hơn để hiểu con mình, quan tâm, chia sẻ tâm tư cùng con. Tình cảm gia đình chính là sợi dây liên kết chặt chẽ nhất để thế hệ trẻ hình thành và phát triển nhân cách đúng hướng, nuôi dưỡng nhưng tình cảm tốt đẹp như lịng nhân ái, sự đờng cảm, u thương con người.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)