Đối với bản thân mỗi người

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 32 - 33)

V. Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi đổ lỗi nạn nhân

13. Đối với bản thân mỗi người

Cần có hiểu biết, ý thức trong lời nói, ý thức chịu trách nhiệm đối với những đánh giá, những phát ngơn của mình. Trước khi nói về ai đó, hay bất kì vấn đề gì cũng nên suy nghĩ thật cẩn trọng rồi mới truyền đạt ý kiến đến đối tượng tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn.

Dẹp bỏ những suy nghĩ số đông lúc nào cũng đúng, chạy theo phong trào khi chưa biết rõ bản chất sự việc xảy ra, chưa biết hết về nạn nhân. Hạn chế tiếp xúc với các phương tiện giải trí như: phim ảnh, truyện tranh, game online… có tính chất khơng lành mạnh. Đây là 2 giải pháp có lượt truy cập cao nhất của đối tượng khảo sát, để thấy rằng mỗi cá nhân nếu không làm chủ được bản thân sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu xung quanh.

KẾT LUẬN

Đề tài đã chỉ ra tầm quan trọng của việc xóa bỏ mọi định kiến của xã hội về nạn nhân gặp bất hạnh (vấn đề mà cả trong đời sống và nhiều bài viết chưa đánh giá một cách sâu sắc), góp phần ngăn ngừa tội ác, tránh được những việc làm không mong muốn mà nạn nhân hướng tới, xã hội từ đó mà trở nên tốt đẹp hơn. Từ việc tìm hiểu thực tiễn, biểu hiện của hành vi đổ lỗi nạn nhân qua nhận thức, đánh giá của học sinh THPT trên địa bàn thị trấn Đăk Mâm, nhóm nghiên cứu có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về thực trạng đáng buồn đang tồn tại trong đời sống hiện đại ngày nay. Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hậu quả tác động nghiêm trọng trước mắt và cả lâu dài. Cũng xuất phát từ quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến bằng thái độ cầu thị, thu thập thông tin khách quan và rút ra những nhận định khái quát, sâu rộng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp, tuy khơng dám khẳng định là hồn tồn giải quyết được vấn đề, nhưng cơ bản góp phần hạn chế các nguyên nhân nảy sinh, từ đó hình thành những biện pháp hữu hiệu hơn từ trong ý thức và đạo đức của mỗi người.

Nhìn chung, học sinh tích cực tham gia khảo sát bởi các bạn nhận ra được hành vi này đang tờn tại trong chính trường học, trong đời sống hiện đại ngày nay. Đặc biệt đối với học sinh trường PTDTNT THCS và THPT Krông Nô (NTN), các bạn không chỉ được khảo sát hiểu biết mà chính bản thân được trải nghiệm bằng ngoại khóa về hành vi đổ lỗi từ đó tiến hành thực nghiệm cho kết quả rất tích cực. Các bạn nhận ra được học sinh là lứa tuổi rất dễ trở thành các nạn nhân trong các vụ việc và rất dễ bị đổ lỗi, hậu quả từ hành vi đó đưa lại rất nặng nề đặc biệt đối với tâm sinh lí của lứa tuổi mới lớn. Nhận thấy, cần có những biện pháp, việc làm ngăn chặn, làm giảm thiểu hành vi. Đồng thời qua nghiên cứu nhóm cũng nhận được nhiều góp ý chân thành của giáo viên, học sinh rằng cần truyền tải nhận thức, tác động của hành vi đến các thành viên trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh, từ đó hình thành các ứng xử tích cực, nhân văn hơn trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Bảo Anh (2016), Vì sợ bị đổ lỗi, những nạn nhân bị hiếp dâm chỉ dám

sống trong im lặng,

https://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1493675# author/Baoanh, truy cập ngày 15/09/2020.

2. Gustave Le Bon (2015), Tâm lý học đám đông, NXB thế giới, Hà Nội.

3. Huỳnh Kim (2015), “Khơng có lửa làm sao có khói?” hay hệ quả của victim-

blaming (đổ lỗi cho nạn nhân), https://beautifulmindvn.com/2015/05/16/khong-

co-lua-lam-sao-co-khoi-hay-he-qua-cua-victim-blaming-do-loi-cho-nan-nhan/, truy cập ngày 15/09/2020.

4. Hải Đường Tĩnh Nguyệt (2015), Tại sao lại có hiện tượng đổ lỗi cho nạn nhân?, https://beautifulmindvn.com/2015/06/22/tai-sao-lai-co-hien-tuong-do-loi-cho- nan-nhan/, truy cập ngày 15/09/2020.

5. Hải Đường Tĩnh Nguyệt (2017), Đổ lỗi cho nạn nhân: Hiện tượng chưa bao

giờ chấm dứt, https://hiroshimi.wordpress.com/2017/02/08/do-loi-cho-nan-nhan-

hien-tuong-chua-bao-gio-cham-dut/, truy cập ngày 15/09/2020.

6. Skye (2016), Bạn có thể tin khơng, đây là 13 lời miệt thị mà nữ sinh ĐH Oxford

phải nghe khi cơ kể mình bị cưỡng hiếp, https://kenh14.vn/ban-co-the-tin-khong-

day-la-13-loi-miet-thi-ma-nu-sinh-dh-oxford-phai-nghe-khi-co-ke-minh-bi- cuong-hiep-20160529131826154.chn, truy cập ngày 15/09/2020.

7. Trần Thị Lệ Thu, Trần Thành Nam, Nguyễn Thị Phương (2018), Cẩm nang tâm lý học đường, NXB văn hóa – văn nghệ, Hà Nội.

8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh

tế - xã hội, Nhà xuất bản thống kê.

9.https://spiderum.com/bai-dang/VICTIM-BLAMING-TAM-LY-DO-LOI- CHO-NAN-NHAN-VA-HE-QUA-xhg.

10. Ngọc Vũ (2016), 7 lí do vì sao hành vi “đổ lỗi cho nạn nhân” bị hiếp dâm cần

được ngăn chặn hôm nay!, https://kenh14.vn/7-ly-do-vi-sao-hanh-vi-do-loi-cho-

nan-nhan-bi-hiep-dam-can-duoc-ngan-chan-ngay-hom-nay-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu KHKT Hành vi, Nhận thức và giải pháp của học sinh THPT về hành vi đổ lỗi nạn nhân (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)