1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu EFA
1.5.1 Thiết kế nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cho đề tài đƣợc trình bày ở bảng dƣới đây:
Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
Bƣớc 2: Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết về thanh khoản và quản trị thanh khoản của ngân hàng. Từ đó, xây dựng các nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng kết hợp với đặc trƣng của thị trƣờng tiền tệ ở Việt Nam, tác giả trình bày giả thuyết về các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Á Châu.
Bƣớc 3: Thiết kế và chỉnh sửa câu hỏi khám phá
Trên cơ sở ở bƣớc hai, tác giả xây dựng các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng và các thang đo cho những nhân tố này. Sau đó, tác giả gởi bảng câu hỏi khám phá có đính kèm mục tiêu nghiên cứu để thuận tiện cho các chuyên gia và nhà quản lý trong việc cho ý kiến về bảng câu hỏi này.
Sau khi thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực này, tác giả sắp xếp lại các câu khỏi có đính kèm thang đo Liker. Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu trên một mẫu lớn hơn, tác giả gởi bảng khảo sát đƣợc thiết kế lại này đến cho một nhóm nhỏ gồm 10 trƣởng phịng tín dụng tại các chi nhánh của Ngân hàng Á Châu, để kiểm tra thuật ngữ có gây nhầm lẫn hay không. Cuối cùng tác giả thống nhất đƣợc các thuật ngữ sử dụng trong bảng khảo sát.
Bƣớc 4: Thực hiện khảo sát chính và thu thập dữ liệu.
Tác giả thiết lập danh sách những ngƣời có liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng hoặc có kiến thức trong lĩnh vực này để tiến hành khảo sát. Danh sách gồm có 50 thành viên thuộc phịng thẩm định giá tài sản, 50
nhân viên của phòng đầu tƣ, 25 nhân viên thuộc bang đảm bảo chất lƣợng, 25 nhân viên thuộc ban chiến lƣợc, 50 nhân viên thuộc ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng và 10 thành viên trong ban kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh và hội sở chính của ngân hàng Ngân hàng Á Châu tại thành phố Hồ Chính Minh. Để đảm bảo cho việc thực hiện khảo sát chính kịp tiến độ, các bảng khảo sát đƣợc gởi trực tiếp đến đối các tƣợng cần khảo sát. Tác giả gởi đi tổng cộng 210 bảng khảo sát, từ ngày 25/2/2014 trong vịng một tuần tác giả nhận lại đƣợc tồn bộ câu trả lời, tuy nhiên chỉ có 203 bảng khảo sát hợp lệ, do đó mẫu chính thức của tác giả gồm 203 quan sát.
Bƣớc 5: Chỉnh sửa, mã hóa và điều chỉnh những dữ liệu thiếu sót trƣớc khi kiểm
tra mức độ tin cậy và hợp lệ của dữ liệu.
Trƣớc khi phân tích, dữ liệu sử dụng phải đƣợc làm sạch tức chỉnh sửa, mã hóa và điều chỉnh những dữ liệu bị thiếu sót. Số liệu từ bảng khảo sát đƣợc nhập vào SPSS 16.0, sau đó tác giả tiến hàng đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo lƣờng các nhân tố tác động đến quản trị rủi ro thanh khoản bằng phƣơng pháp phân tích Cronbach Alpha. Sau đó, tác giả kiểm tra mức độ phân biệt và hội tụ của các thang đo đo lƣờng khái niệm nghiên cứu với giá trị Eigen lớn hơn 1 và hệ số tải nhân tố Factor Loading của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Bƣớc 6. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và xác định mối quan hệ của các nhân
tố trong mơ hình nghiên cứu thơng qua mơ hình hồi quy bội (MLR).