Tóm tắt các kết quả nghiên cứu ở các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên chính sách cổ tức tiền mặt của công ty cổ phần niêm yết tại (Trang 27 - 32)

Tác giả Năm Nước Biến phụ thuộc

Biến độc lập, dấu thực nghiệm Al- Kuwari 2009 GCC Tỷ lệ chi trả cổ tức

Sở hữu nhà nước, SIZE và ROE (+)

Đòn bẩy (-)

Kumar 2003 Ấn Độ Tỷ lệ chi trả cổ

tức

Sở hữu tổ chức, sở hữu của ban giám đốc và thu nhập

mỗi cổ phần (+)

Sở hữu nước ngồi (có tương quan nhưng khơng có ý

nghĩa thống kê)

Smit và

Eije 2009 Đức

Trung bình cổ tức tiền mặt giai đoạn 2006 – 2008 chia trung bình giá trị

vốn hóa thị trường giai đoạn

2005 – 2007

Sở hữu nhà nước, SIZE và địn bẩy tài chính (+)

Sở hữu ngân hàng, tổ chức tài chính, cơng ty (-)

Sở hữu nước ngồi (có tương quan âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê) Wei và các cộng sự 2003 Trung Quốc Tỷ lệ cổ tức tiền mặt

Sở hữu nước ngồi, nhà nước, tổ chức, biến quy mơ cơng ty, địn bẩy, tính thanh khoản, cơ hội đầu tư, lợi nhuận (+) Sở hữu cá nhân (-) Jeona và các cộng sự 2011 Hàn Quốc Tỷ lệ cổ tức trên giá trị sổ sách mỗi cổ phần

Sở hữu nước ngồi, Địn bẩy (+); quy mô công ty, cơ hội đầu tư (-)

Lina Warrad và

các cộng sự

2012 Jordan Tobin'Q, ROA

Sở hữu nước ngồi, nhà nước, quy mơ cơng ty (+) Đòn bẩy (-)

Quốc phần (DIV) mỗi cổ phiếu,DIVt -1, quy mơ (+) Địn bẩy (-) Chen và các cộng sự 2009 Trung Quốc Cổ tức tiền mặt trên tổng tài sản

Sở hữu nhà nước, quy mơ cơng ty, lợi nhuận (+) Địn bầy (-) Bradforda và các cộng sự 2013 Trung Quốc Cổ tức tiền mặt trên thu nhập mỗi

cổ phiếu và cổ tức tiền mặt trên

giá cổ phiếu

Sở hữu nhà nước, tỷ lệ chi trả cổ tức năm trước, quy mô cơng ty (size), tính thanh khoản (cash), NI, STDIV, Manown, Board (+) ;

Địn bẩy tài chính, dịng tiền tự do (-) Hamid Ullah và các cộng sự 2012 Pakistan Cổ tức mỗi cổ phần (DIV)

Sở hữu nước ngồi, sở hữu tổ chức, giá trị cơng ty (+) Sở hữu của nhà quản lý, đòn bẩy, quy mơ, dịng tiền và tính biến động trong thu nhập (-). Lam và Zhou 2012 Trung Quốc Tỷ lệ cổ tức tiền mặt

Sở hữu nước ngồi,quy mơ cơng ty, Đòn bẩy, M/B (-) Sở hữu nhà nước, lợi nhuận, rủi ro, tính thanh khoản (+)

2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Pascal Alphonse và Quoc Trung Tran (2014) cho rằng việc ra quyết định phân phối (chính sách cổ tức) bao gồm hai bước: đó là quyết định có chi trả cổ tức hay khơng và chi trả với tỷ lệ bao nhiêu. Vì vậy nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu chính sách cổ tức của các cơng ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam bằng phương pháp hồi quy 2 bước của Heckman để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức của CTCP ở Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này họ đã sử dụng mẫu dữ liệu gồm 1339 quan sát trong giai đoạn từ 2006-2011. Ở bước 1 tác giả sử dụng phương pháp hồi quy Probit để khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chi trả hay không chi trả cổ tức của công ty cổ phần. Kết quả hồi quy ở bước 1 cho thấy lợi nhuận, quy mô và thu nhập giữ lại và sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tích cực tới quyết định chi trả cổ tức của CTCP; trong khi cơ hội đầu tư, tính thanh khoản của cổ phiếu và sở hữu bên ngồi cơng ty có ảnh hưởng tiêu cực tới quyết định chi trả cổ tức của CTCP. Ở bước 2 họ sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước tính mối quan hệ giữa tỷ lệ chi trả cổ tức (tỷ lệ chi trả cổ tức được tác giả đo lường bằng hai cách: DPR-cổ tức tiền mặt trên thu nhập mỗi cổ phiếu và DY-cổ tức tiền mặt trên giá trị thị trường mỗi cổ phiếu) với các biến độc lập gồm: cơ hội đầu tư (MTB-tỷ lệ giữa giá trị thị trường của tài sản trên tổng tài sản), đòn bẩy (LEV-tổng nợ trên tổng tài sản), INS-sở hữu bên ngồi cơng ty, sở hữu nhà nước (STA-là biến giả nhận giá trị 1 nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước trong công ty chiếm 50% trở lên; nhận giá trị 0 nếu tỷ lệ sở hữu nhà nước trong công ty chiếm dưới 50%), cơ hội tăng trưởng (AGF-tăng trưởng tổng tài sản), FCF- dòng tiền tự do. Kết quả hồi quy ở bước 2 cho thấy INS, MTB, FCF có mối tương quan âm với DPR; AGR, MTB có mối tương quan âm với DY; sở hữu

nhà nước không ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức; LEV vừa có mối tương quan âm với DPR vừa có mối tương quan dương với DY.

Nguyen Kim Thu và các cộng sự (2013) đã xây dựng mơ hình xác định chính sách cổ tức ở các cơng ty cổ phần ở Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả sử dụng mẫu dữ liệu từ 286 cơng ty phi tài chính trên sàn HOSE trong giai đoạn 2007-2012. Tác giả sử dụng panel data với phương pháp hồi quy Pool OLS, FEM, REM sau đó lựa chọn mơ hình phù hợp nhất trong ba phương pháp trên để ước tính tác động của các biến độc lập như: sở hữu nội bộ công ty, lợi nhuận (ROA), quy mô (SIZE-logarit của tổng tài sản), địn bẩy tài chính (LEV), rủi ro cơng ty (BETA), Cơ hội tăng trưởng, dịng tiền tự do (FCF). Kết quả cho thấy chỉ có ROA có tương quan âm với tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt là có ý nghĩa thống kê, các biến cịn lại khơng có tương quan với tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt.

Nguyen Thi Xuan Trang (2012) nghiên cứu mơ hình xác định chính sách cổ tức ở thị trường chứng khốn Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu dữ liệu từ 116 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE, HNX trong năm 2009 và phương pháp OLS để nghiên cứu ảnh hưởng của hai nhóm biến - nhóm biến đặc điểm cơng ty và nhóm biến quản trị cơng ty - đến chính sách cổ tức (được đo lường bằng cổ tức tiền mặt mỗi cổ phần). Đặc điểm công ty bao gồm lợi nhuận, quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, tính thanh khoản, cấu trúc tài sản, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, loại ngành hoạt động của công ty; Quản trị công ty bao gồm sở hữu ban quản lý, sở hữu của cổ đông lớn, ban giám đốc và chất lượng ban kiểm soát. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng lợi nhuận có tương quan dương với cổ tức tiền mặt, rủi ro của cơng ty có tương quan âm với cổ tức tiền mặt. Kết quả cho rằng lợi nhuận là nhân tố quan trọng nhất ảnh

hưởng tới chính sách cổ tức của cơng ty, các cổ đơng có thể căn cứ vào lợi nhuận để xem xét nên mua, bán hay nắm giữ cổ phần của công ty.

Một phần của tài liệu Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên chính sách cổ tức tiền mặt của công ty cổ phần niêm yết tại (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w