Khảo sát q trình kết tụ của các cơng thức thông qua độ lắng

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT TẠO GEL LÊN QUÁ TRÌNH TẠO HỖN DỊCH PROBIOTIC CHỨA lactobacillus acidophilus CHO TRẺ EM (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG III THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Khảo sát tỉ lệ hàm lượng hai chất tạo gel (Nhôm tristearat và Aerosil) ảnh

3.1.3. Khảo sát q trình kết tụ của các cơng thức thông qua độ lắng

Sau một thời gian tạo thành, hỗn dịch có khả năng bị kết tụ (flocculated suspension) xảy ra quá trình các hạt tập hợp lại thành hạt lớn hơn. Phần nổi phía trên trở nên trong suốt, các hạt lớn lắng xuống nhanh chóng bao gồm mọi kích cỡ. Chất lượng lý tưởng đối với hỗn dịch là phải luôn ở trạng thái ổn định hay được phân tán đồng nhất. Tuy nhiên với môi trường phân tán là chất lỏng, trên thực tế khó đạt được điều này [1]. Thông thường, hỗn dịch được chấp nhận rằng kết tụ một phần để có thể phân tán lại đồng nhất khi cần và hỗn dịch được kiểm soát để quá trình lắng ở mức tối thiểu [13].

Cách tiến hành:

Sau khi tạo ra các mẫu với công thức khác nhau đem các mẫu để yên trong chỗ tối trong thời gian 30 ngày rồi tiến hành đo độ lắng.

Theo dõi mức độ lắng theo thể tích của các mẫu hỗn dịch. Mức độ lắng hay tỷ lệ thể tích phần trong suốt so với thể tích ban đầu của hỗn dịch, được tính trung gian qua tỉ lệ chiều cao giữa phần trong suốt và toàn bộ hỗn dịch trong ống nghiệm, đo bằng thước dây chia vạch có độ chia nhỏ nhất là 1mm. Phần trong suốt là thể tích trong mờ khơng có tiểu phân, tính từ bề mặt thống của hỗn dịch đến đường phân chia hai lớp. Các mẫu được chuẩn bị với thể tích ban đầu xấp xỉ nhau để giảm sự khác biệt về thể tích ban đầu có thể gây ra sai số về độ lắng.

Kết quả:

CT-0 CT-2 CT-1 CT-3 CT-4 CT-5 CT-6 CT-8 CT-7

Hình 3.4. Chế phẩm probiotic dạng hỗn dịch dầu từ CT-0 đến CT-8 sau 1 tháng Nhận xét: Quan sát hình 3.4 có thể thấy được, sự tách lớp rõ ràng của dung môi

và lớp huyền phù phía dưới của các cơng thức là khác nhau.

Bảng 3.3. Kết quả lắng của mẫu có khoảng hàm lượng tá dược thay đổi 25% Công thức CT-0 CT-1 CT-2 CT-3 CT-4 CT-5 CT-6 CT-7 CT-8

Độ lắng (%)

7,56 16,70 49,58 14,28 10,19 31,16 8,22 13,62 51,70

Nhận xét: Từ kết quả của bảng 3.3 cho thấy, tất cả các mẫu đều có độ lắng khác

nhau. Trong đó, nổi bật là CT-6 (độ lắng = 8,22%) có độ lắng nhỏ chỉ sau công thức ban đầu CT-0 (độ lắng = 7,56%) và ít hơn xấp xỉ 6 lần so với CT-8 (độ lắng = 51,70,58%) có độ lắng lớn nhất. Dựa vào kết quả này các mẫu được chia làm 3 nhóm như sau: - Mẫu lắng nhiều: CT-2, CT-5, CT-8 (độ lắng đều lớn hơn 30%)

- Mẫu lắng trung bình: CT-1, CT-3, CT-4, CT-7 (độ lắng đều lớn hơn 10%) - Mẫu lắng ít: CT-0 (độ lắng = 7,56%) và CT-6 (độ lắng = 8,22%).

Các mẫu trong nhóm lắng nhiều đều có điểm chung là tỉ lệ Al tristearat là 50%. Tại tỉ lệ Al tristearat là 75% các mẫu đều có độ lắng lớn hơn 10%. Cần tìm ra khoảng tỉ lệ tại đó cấu trúc hệ hỗn dịch bền vững và ổn định tốt.

Bàn luận:

Sự có mặt của Al tristearat và Aerosil với hàm lượng phù hợp giúp cấu trúc hỗn dịch bền vững hơn. Điều này có thể được lý giải do khi kết hợp hai tá dược này với tỉ lệ thích hợp giúp tăng độ nhớt chế phẩm, giảm tốc độ lắng, tạo ra hệ thống gel bắt nhốt và cố định các tiểu phân pha phân tán. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó vào

CT-1 CT-3 CT-2

năm 2018 được F.M.F. Barros đề cập tới ảnh hưởng của Al tristearat và Aerosil trong cấu trúc hệ dị thể [14].

Việc lựa chọn thời gian 30 ngày (1 tháng) có thể được giải thích là để ngoại suy dự báo tuổi thọ thường tiến hành thí nghiệm đánh giá tại các thời điểm: tháng đầu, tháng thứ 2, 3, 4 và 6 [2]. Chế phẩm thực hiện đo độ lắng sau 1 tháng để khảo sát độ ổn định thể chất lâu dài giống với một nghiên cứu trước đó do P.K. Jha và cộng sự thực hiện vào năm 2016 với Al tristearat tại các nồng độ khác nhau [29].

Kết luận: Loại trừ các mẫu trong nhóm lắng nhiều và các mẫu lắng trung bình,

tiếp tục khảo sát đánh giá chế phẩm thuộc nhóm lắng ít với Al tristearat ≥ 75% và Aerosil ≥ 50% với khoảng cách giữa các tỉ lệ nhỏ dần. Trước tiên, khảo sát các tỉ lệ Aerosil từ cao đến thấp và dừng lại ở 75%.

Lưu ý: Sau khi khảo sát các công thức ở bảng 3.2 tiến hành các mẫu mới với số thứ tự mới để đảm bảo đồng đều về điều kiện thực hiện giữa các mẫu. Các mẫu này được đánh số thứ tự ở bảng 3.4 và tiếp tục đi vào các thí nghiệm tiếp theo.

Bảng 3.4. Các công thức với khoảng hàm lượng tá dược thay đổi 5-10% Al tristearat Aerosil 100% 90% 80% 75% 100% CT-0 CT-26.1 CT-26.2 CT-26.3 90% CT-26.4 CT-26.5 CT-26.6 CT-26.7 80% CT-26.8 CT-26.9 CT-27.0 CT-27.1 75% CT-27.2 CT-27.3 CT-27.4 CT-27.5

Kết quả:

Hình 3.5. Các cơng thức với khoảng hàm lượng tá dược thay đổi 5-10% sau 3 tháng

Chú thích: Chế phẩm (A): từ CT-0 đến CT-26.7; (B): từ CT-26.8 đến CT-267.5

Nhận xét: Hình 3.5 cho thấy độ lắng ở các cơng thức là khác nhau. Các cơng thức

có đều có dạng hỗn dịch và thể tích hỗn dịch trong ống nghiệm tương đối đồng đều giữa các mẫu thuận lợi cho việc tính tốn độ lắng. Các cơng thức này được tiến hành đo độ lắng và cho kết quả như trong đồ thị hình 3.6:

CT-26.1 CT-26.2

CT-0 CT-26.3 CT-26.4 CT-26.5 CT-26.6 CT-26.7

CT-26.8 CT-26.9 CT-27.0 CT-27.1 CT-27.2 CT-27.3 CT-27.4 CT-27.5 (A)

Hình 3.6. Độ lắng các công thức trong khoảng khảo sát 5-10% sau 3 tháng Nhận xét: Hình 3.6 cho thấy, tất cả các mẫu đều có độ lắng khác nhau. Trong đó,

nổi bật hơn cả là bốn mẫu CT-26.4, CT-26.5, CT-27.2, CT-27.3 có độ lắng thấp nhất. Bào chế theo các cơng thức này cho cảm quan đẹp, thể chất ổn định.

Bàn luận: Các mẫu đã đánh giá độ lắng sau 1 tháng chọn ra các công thức ổn định

rồi tiếp tục tiến hành đánh giá các công thức này sau 3 tháng phù hợp với thời điểm dự báo tuổi thọ. Để có thể quan sát sự khác biệt về độ lắng một cách rõ rệt của các công thức đều nằm trong khoảng ổn định sau 1 tháng thì thời gian lắng đã được tăng lên là 3 tháng.

Kết luận: CT-26.4, CT-26.5, CT-27.2, CT-27.3 cho cảm quan đẹp và thể chất ổn

định. Chọn các công thức này với hàm lượng tá dược đã được nêu ra trong bảng 3.2 để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo nhằm đánh giá các thông số về khả năng phân tán, thời gian phân liều, khả năng sống sót và kích thước tiểu phân.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT TẠO GEL LÊN QUÁ TRÌNH TẠO HỖN DỊCH PROBIOTIC CHỨA lactobacillus acidophilus CHO TRẺ EM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)