Phần thứ hai PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
3.1. Về yêu cầu: CT Ngữ văn 2018 chủ trương bắt đầu dạy đọc và viết văn bản nghị
luận từ lớp 6, cả NLVH và NLXH, nhưng với yêu cầu đơn giản. Lên lớp 8, 9 bắt đầu yêu cầu cao hơn. Ví dụ về đọc: “Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản và phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trị của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.” (lớp 8). Về viết: “Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục. Viết được một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.” (lớp 9).
Ở THPT, lớp 10 yêu cầu đọc hiểu và viết văn bản nghị luận cao hơn lớp 9, ví dụ về đọc, ngồi các u cầu như lớp 9, cịn phải: “Xác định được ý nghĩa của văn bản. Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết. Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Nhận biết và phân tích được vai trị của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.”.
Theo yêu cầu trên, sách Ngữ văn 10 đã tập trung hướng dẫn HS đọc văn bản nghị luận trong Bài 8, bao gồm cả NLXH và NLVH. NLXH trong Ngữ văn 10 có hai văn bản: Bản
sắc là hành trang (Nguyễn Sĩ Dũng) và Đừng gây tổn thương (Ca-ren Ca-xây). Văn bản
đầu bàn về vai trò và ý nghĩa của bản sắc dân tộc trong thời kì tồn cầu hố. Văn bản sau đề cập đến một vấn đề của văn hoá giao tiếp, rất riêng mà cũng rất chung, có ích đối với tất cả mọi HS. Văn bản NLVH có hai bài, gồm: Gió thanh lay động cành cơ trúc (Chu Văn Sơn) viết về các bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhằm tích hợp dọc với việc đọc hiểu bài
Thu điếu; bài “Phép mầu” kì diệu của văn học (Nguyễn Duy Bình) ở phần Tự đánh giá giúp HS có hiểu biết về vai trị, tác dụng của văn học, một trong những yêu cầu cần đạt của CT.