Phần thứ hai PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. Văn bản thông tin là loại văn bản rất phổ biến Trong CT và SGK Ngữ văn của
Hoa Kỳ, văn bản thông tin bao gồm các thể loại như: niên giám, tiểu sử, thư từ thương mại, hợp đồng, hướng dẫn sử dụng phần mềm / dụng cụ / đồ dùng, hướng dẫn thực hiện quy trình, nhãn dán, tài liệu quảng cáo, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, nhật kí, bách khoa tồn thư, các tài liệu / ấn bản của các tổ chức chính phủ, tài liệu lịch sử, tạp chí, bản tin, các văn bản hành chính, tài liệu tham khảo, các bài phát biểu, báo cáo, mô tả công việc, hướng dẫn đào tạo, từ điển, sổ tay,... (McDougal Littell, Literature, 2008). Các văn bản này có thể được in theo kiểu truyền thống hoặc là những văn bản kĩ thuật số. Đây là loại văn bản rất phổ biến và hữu dụng trong học tập, trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Với Việt Nam, văn bản thơng tin cũng đã có từ rất lâu trong SGK. Tuy nhiên, nhà trường từ trước đến nay chưa dạy cách đọc văn bản thông tin. CT Ngữ văn 2018 bắt đầu dạy cách đọc văn bản thông tin như một loại văn bản tiêu biểu.
Mục đích của văn bản thơng tin chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một cơng việc nào đó,... Cách thức trình bày của văn bản thơng tin cũng có đặc điểm riêng, thường sử dụng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh,...
Văn bản thông tin được học trong CT 2018 cả Tiểu học và THCS; đến THPT, tiếp tục học nhưng với yêu cầu cao hơn. Với lớp 10, CT yêu cầu chủ yếu dạy đọc các văn bản thông tin tổng hợp. Đó là loại văn bản người viết sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác (biểu cảm, tự sự, miêu tả, nghị luận,...). Ngồi ra, tính chất tổng hợp cịn thể hiện ở việc trình bày kết hợp nhiều hình thức: chữ, hình ảnh, bảng biểu (văn bản đa phương thức). CT chỉ quy định về kiểu văn bản thông tin tổng hợp, còn nội dung (đề tài, chủ đề) tuỳ sự lựa chọn của mỗi bộ SGK.
Đáp ứng yêu cầu nêu trên của CT, sách Ngữ văn 10 đã thiết kế bài đọc về văn bản
thông tin vào một bài (Bài 4, tập một). Trong bài này, văn bản thông tin tổng hợp được dạy thông qua các văn bản cụ thể sau: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá
Việt Nam (Trần Quốc Vượng); Lễ hội Đền Hùng; Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận; Lễ hội Ok Om Bok, một lễ hội của đồng bào Khmer (Nam Bộ).
Có thể thấy, đề tài, chủ đề của bài này chính là văn hố – lễ hội. Tính chất tổng hợp thể hiện rõ ở bài viết của Giáo sư Trần Quốc Vượng. Viết về văn hoá Hà Nội, tác giả vận dụng rất nhiều kiến thức thơ văn, lịch sử, địa lí và những trải nghiệm đời sống. Bài Lễ hội Đền
Hùng hướng dẫn HS đọc đồ hoạ (infographic) kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình. Các
bài về văn hố – lễ hội ở đây được lựa chọn theo ba miền Bắc – Trung – Nam.
Lựa chọn những văn bản trên, SGK muốn giới thiệu những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng yêu cầu chính là HS nhận biết được cách triển khai thơng tin bằng nhiều hình thức; tác dụng của cách trình bày văn bản có sử dụng kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức); nhận biết được cách đưa tin và quan điểm của người viết tin.