KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn ngữ văn 10 CD (Trang 60 - 62)

Phần thứ hai PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN

Môn: NGỮ VĂN 10

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

NGƠN CHÍ (bài 3)

Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dù có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là.

Nước dưỡng(1) cho thanh trì thưởng nguyệt, Ðất cày ngõ ải(2) luống ương hoa.

Trong khi(3) hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng(4) ca.

(Theo Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát

Câu 2. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần cách D. Vần hỗn hợp

Câu 3. Nhận định nào đúng về nhân vật trữ tình trong bài thơ?

A. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ta” B. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”

(1) Nước dưỡng: giữ nước ai cho trong để bóng trăng chiếu xuống cho đẹp mà thưởng ngoạn. (2) Ngõ ải: ngõ hầu cho đất ải ra.

(3) Trong khi: hịng khi.

C. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” D. Nhân vật trữ tình là tác giả, khơng xuất hiện trực tiếp trong bài thơ

Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì?

A. Tình yêu thiên nhiên nơi thôn dã B. Niềm hạnh phúc khi ở ẩn

C. Sự chán ghét chốn quan trường

D. Niềm hạnh phúc của sáng tạo nghệ thuật

Câu 5. Tác giả sử dụng các biện pháp tu từ gì qua hai cặp câu 3 – 4 và 5 – 6?

A. Ẩn dụ, phép đối B. Ẩn dụ, hoán dụ C. Phép đối, so sánh D. Phép đối, nhân hoá

Câu 6. Tác giả muốn nói đến cuộc sống nào qua từ “gấm là”?

A. Cuộc sống nghèo khó, vất vả B. Cuộc sống xô bồ, đua chen C. Cuộc sống giàu sang, phú quý D. Cuộc sống thảnh thơi, thanh nhàn

Câu 7. Nội dung của hai dịng thơ cuối là gì?

A. Chỉ có những đêm tuyết rơi mới mang lại cảm hứng sáng tác thơ ca B. Tuyết rơi khiến cho cảm hứng làm thơ trào dâng một cách mãnh liệt C. Làm được câu thơ hay về cảnh tuyết rơi, cứ vừa ngâm vừa ca lên

D. Cảm hứng đến đúng vào đêm tuyết rơi, nghĩ được câu thơ hay cứ ngâm nga mãi

Câu 8. Nhận định nào không đúng về tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình trong bài

thơ?

A. Nhớ tiếc cuộc sống giàu sang, phú quý đã từng trải qua

B. Thảnh thơi, thoải mái với cuộc sống thanh đạm, khơng có thị phi C. Hịa mình vào thiên nhiên và vui với trăng và hoa

D. Tâm đắc với những câu thơ mà mình viết được

Câu 9. Vì sao nói bài thơ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người đối với cuộc sống

giản dị? Trả lời trong khoảng 5  7 dịng.

Câu 10. Anh / chị có lựa chọn lối sống như nhân vật trữ tình trong bài thơ khơng? Vì sao?

Lí giải trong khoảng 5  7 dòng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Suy nghĩ của anh / chị về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung) trong sách Ngữ văn 10, tập hai.

----- Hết -----

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRA GIỮA HỌC KÌ II ĐỀ KIÊM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Mơn: NGỮ VĂN 10 Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Đáp án: 1 – C, 2 – A, 3 – D, 4 – B, 5 – A, 6 – C, 7 – D, 8 – A.

Câu 9. HS trả lời theo quan điểm của cá nhân, song cần chỉ ra được bài thơ đã thu hút

được sự quan tâm của nhiều người đối với cuộc sống giản dị, vì trong bài thơ, tác giả đã chỉ ra vẻ đẹp của cuộc sống ấy, khẳng định con người cảm thấy thảnh thơi, thư thái, ung dung, tự tại,… khi sống cuộc sống như vậy. Viết câu trả lời đúng dung lượng.

Câu 10. HS trả lời theo quan điểm riêng, lựa chọn hoặc không lựa chọn lối sống như

nhân vật trữ tình trong bài thơ và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục cao. Viết câu trả lời đúng dung lượng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

* Yêu cầu chung: HS kết hợp được kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận. Bài

viết phải có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) đầy đủ, rõ ràng; đúng kiểu bài nghị luận; diễn đạt trơi chảy, bảo đảm tính liên kết; khơng mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

Thực chất đề yêu cầu phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức một tác phẩm truyện. Ở đây, do thời gian hạn chế nên chỉ yêu cầu phân tích, đánh giá về một nhân vật. Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

 Có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng. (0,5 điểm)

 Mở bài: Dẫn dắt và nêu cảm nhận chung về nhân vật Trương Phi trong đoạn trích

Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung). (0,25 điểm)

 Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát quát về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm) + Tóm tắt đoạn trích. (0,25 điểm)

+ Phân tích nhân vật Trương Phi qua các tình huống, sự việc, hành động, cử chỉ, lời nói. (1,5 điểm)

+ Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi qua đoạn trích. (0,5 điểm)

+ Nêu cảm nhận, suy nghĩ về nhân vật Trương Phi. (0,25 điểm)

 Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm về nhân vật và tác phẩm. (0,25 điểm)  Diễn đạt độc đáo và sáng tạo (dùng từ, đặt câu). (0,5 điểm)

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn ngữ văn 10 CD (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)