Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN (Trang 60 - 65)

- Hoá đơn GTGT Chứng từ khác

7.2.2.5. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, đồng thời liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó, trong kế tốn việc xác định được doanh thu có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc hạch toán doanh thu là 1 mảng nghiên cứu rộng, bao gồm nhiều loại doanh thu khác nhau nên trong chương này ta chỉ nghiên cứu doanh thu tiêu thụ sản phẩm còn các trường hợp khác như doanh thu BĐS, dịch vụ… sẽ tìm hiểu ở các học phần Kế tốn tài chính 2 và 3.

Trên thực tế, có nhiều con đường khác nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tùy vào đặc điểm sản phẩm, chính sách bán hàng của DN để lựa chọn các phương thức tiêu thụ khác nhau. Tuy nhiên có 3 phương thức tiêu thụ thường được sử dụng trong các doanh nghiệp, đó là phương thức tiêu thụ trực tiếp hay còn gọi là phương thức bán hàng trực tiếp, phương thức bán trả góp và phương thức gửi bán (qua đại lý hoặc ký gửi). Dưới đây sẽ lần lượt trình bày phương pháp kế toán của các phương thức bán hàng này.

(1). Phương thức bán trực tiếp:

Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thường xuyên) được thể hiện trên sơ đồ tài khoản kế toán tổng quát 7.2 dưới đây. TK 511 TK 154, 155,156 TK 632 TK 911 TK 111, 112, 131 TK 3331 TK 3332 3333 TK 521, 531, 532 (1) (7) (2) (3) (5) (6)

Sơ đồ 7.2. Sơ đồ tài khoản kế toán bán hàng trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên

Giải thích sơ đồ 7.2:

(1) Ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ

(2) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (3) Ghi nhận thuế TTĐB, thuế xuất khẩu (nếu có)

(4) Ghi nhận các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán trong kỳ

(5) Kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán để tính doanh thu thuần

(6) Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả

(7) Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ sang tài khoản xác định kết quả

Ví dụ 7.10:

Ngày 02/07/20N, cơng ty TNHH XD Vỹ Nhân xuất hóa đơn bán hàng số 35656, bán 10 lít Sika latex với giá bán chưa thuế GTGT là 60.000đ/lít, thuế suất thuế GTGT khấu trừ 10%. Phiếu xuất kho số 987 với đơn giá xuất kho 50.000đ/lít. Tiền bán hàng đã thu bằng tiền mặt.

Xử lý:

Căn cứ Hóa đơn bán hàng số 35656 và một số chứng từ có liên quan, kế tốn ghi doanh thu đã thu tiền:

Nợ TK 111 660.000

Có TK 511 600.000

Có TK 3331 60.000

Căn cứ vào Phiếu xuất kho số 987, kế toán ghi nhận giá vốn của hàng bán:

Có TK 156 500.000

Sau đó, căn cứ vào các chứng từ giao dịch bán hàng, kế toán ghi vào Nhật ký bán hàng hoặc Nhật ký chung và các Sổ Cái tương ứng là: Sổ cái TK 111, Sổ cái TK 511, Sổ cái TK 156, Sổ cái TK 3331 và sổ cái TK 632. Ngồi ra để theo dõi bán mặt hàng gì, số lượng, đơn giá và những thơng tin có liên quan đến giao dịch bán hàng như bán cho cơng ty nào, thời gian địi nợ, tỷ lệ hưởng chiết khấu thanh tốn khi bên mua trả đúng hạn,…thì kế tốn cần phải mở sổ chi tiết bổ sung cho từng Sổ Cái.

(2). Phương thức bán trả góp:

Đối với phương thức này, kế toán cần lưu ý những điểm sau đây:

Chỉ ghi nhận vào doanh thu bán hàng theo mức giá bán trả ngay (TK 511). Phần chênh lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thanh tốn ngay, cịn gọi là lãi trả chậm, được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện vào thời điểm giao hàng cho người mua (TK 3387). Tổng giá thanh toán ghi nhận vào khoản phải thu của khách hàng (TK 131).

Mỗi kỳ thu tiền của người mua, kế toán ghi giảm vào khoản phải thu của khách hàng tổng số tiền thu được, đồng thời kết chuyển số lãi trả chậm sang doanh thu tài chính (TK 515).

Các nghiệp vụ phản ánh các khoản làm giảm doanh thu và kết chuyển doanh thu thuần bán hàng được ghi nhận tương tự như phương thức bán hàng trực tiếp.

Ví dụ 7.11:

Cơng ty TNHH Huy Tuấn bán 1 xe Honda trả góp cho chị Lê Thanh Truyền, giá bán chưa thuế thu ngay bằng tiền là 18.000.000đ, thuế suất 10%, giá bán trả góp là 21.000.000đ (bao gồm thuế GTGT), giá xuất kho 15.000.000đ. Chị Truyền trả tiền ngay bằng tiền mặt 5.000.000đ, số còn lại thu đều trong 10 tháng.

Xử lý:

Xác định doanh thu trên hóa đơn:

Nợ TK 131 21.000.000

Có TK 511 18.000.000

Có TK 3331 1.800.000 Có TK 3387 1.200.000

Thu tiền chi Truyền trả ngày:

Nợ TK 111 5.000.000

Có TK 131 5.000.000 Giao xe cho chị Truyền:

Nợ TK 632 15.000.000

Có TK 156 15.000.000

Cuối mỗi tháng, chị Truyền trả tiền:

(21.000.000 – 5.000.000)/10 = 1.600.000đ Nợ TK 111 1.600.000

Có TK 131 1.600.000

Đồng thời, kết chuyển vào doanh thu tài chính theo tiền lãi trả góp hàng tháng:

Nợ TK 3387 120.000

Có TK 515 120.000

(3). Phương thức bán qua đại lý:

Trường hợp này, kế toán cần lưu ý những điểm sau đây:

(a). Đối với bên gửi hàng cho đại lý bán (bên giao hàng – bên chủ doanh nghiệp)

Chưa ghi nhận doanh thu bán hàng khi giao hàng cho đại lý mà phải ghi nhận là hàng gửi bán. Chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi nhận được thông báo của đại lý đã bán được hàng hoặc khi đại lý đã trực tiếp thanh toán tiền hàng.

Hoa hồng phải trả cho đại lý được ghi nhận là chi phí bán hàng.

Các nghiệp vụ phản ánh các khoản làm giảm doanh thu và kết chuyển doanh thu thuần bán hàng được ghi nhận tương tự như phương thức bán hàng trực tiếp.

(b). Đối với bên đại lý (bên nhận hàng)

Chỉ ghi nhận doanh thu số tiền hoa hồng được hưởng.

Khi nhận hàng để bán khơng ghi tăng vào hàng hố mà cần theo dõi chi tiết trên Thuyết minh báo cáo tài chính

Ngày 20/05/20N, công ty TNHH MiSa gửi 1000 chai nước rửa chén cho Đại lý Xuân An để bán, giá xuất kho 5.800.000đ, giá bán chưa thuế 7.000.000đ, thuế GTGT 700.000đ.

Ngày 29/05/20N, Đại lý Xuân An bán đúng giá quy định thu được bằng tiền mặt và gửi Bảng kê bán hàng về công ty TNHH MiSa. Tỷ lệ hoa hồng được hưởng tính 5% trên giá bán chưa thuế, thuế GTGT của hoa hồng 10%.

Ngày 30/05/20N, Đại lý đã thanh tốn bằng tiền mặt cho cơng ty TNHH MiSa số tiền hàng bán ra trong tháng sau khi trừ khoản hoa hồng được hưởng.

Xử lý:

(a). Kế tốn tại cơng ty TNHH MiSa:

Ngày 20/05/20N, khi gửi hàng cho Đại lý bán, ghi:

Nợ TK 157 5.800.000

Có TK 156 5.800.000

Ngày 29/05/20N, khi nhận được Bảng kê của Đại lý, cơng ty lập Hóa đơn GTGT Nợ TK 131(Đại lý) 7.700.000

Có TK 511 7.000.000

Có TK 3331 700.000

Nợ TK 632 5.800.000

Có TK 157 5.800.000

Ngày 30/05/20N, khi nhận hóa đơn của Đại lý về tiền hoa hồng đại lý:

Nợ TK 641 350.000

Nợ TK 133 35.000

Có TK 131(đại lý) 385.000 Khi nhận tiền của Đại lý nộp, ghi:

Nợ TK 112 7.315.000

Có TK 131(đại lý) 7.315.000

(b). Kế toán tại Đại lý Xuân An:

Ngày 20/05/20N, khi nhận hàng, theo dõi trên Thuyết minh báo cáo tài chính Ngày 29/05/20N, khi bán được hàng, lập hóa đơn GTGT giao cho khách:

Thu tiền bán hàng gồm cả thuế GTGT:

Nợ TK 111 7.700.000

Có TK 331(Cơng ty) 7.700.000

Ngày 30/05/20N, Đại lý lập hóa đơn hoa hồng được hưởng gửi cho công ty: Tiền hoa hồng được hưởng: 5% x 7.000.000 = 350.000đ

Nợ TK 331(cơng ty) 385.000

Có TK 5113 350.000

Có TK 3331 35.000

Khi trả tiền cho công ty, ghi:

Nợ TK 331(cơng ty) 7.315.000

Có TK 112 7.315.000

Ngoài những trường hợp bán hàng nêu trên, cịn có những trường hợp bán hàng nội bộ và một số trường hợp đặc biệt khác như:

Khi sản phẩm, hàng hố, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ được sử dụng để tiêu dùng nội bộ phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì cơng ty phải ghi nhận doanh thu bán hàng hoặc doanh thu nội bộ theo giá thành thực tế sản phẩm, tuy nhiên cơng ty khơng phải tính thuế và nộp thuế GTGT đầu ra. (Ví dụ như: xuất giấy đang bán làm văn phịng phẩm, xuất máy vi tính làm TSCĐ,…)

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ, DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)