ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TYTRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại TỔNG hợp NÔNG CỐNG (Trang 55 - 56)

3.1.1: Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần thương mại tổng hợpnông cống.nông cống. nông cống.

- Về khách quan:

Thị trường thế giới vẫn trong tình trạng diễn biến bất thường, lên hay xuống phụ thuộc vào thái độ. Khó khăn về giá mua nội bộ: Khi giao giá thì giá nhập cao, nhưng giữa kỳ thì giá giá nhập đã giảm, như vậy các đầu mối khác dễ dàng cạnh tranh bán hàng vào địa bàn bán hàng thông qua các đầu mối tiêu thụ lớn như thông qua Tổng đại lý và Đại lý.

-Bán tái xuất, vẫn bị ảnh hưởng bởi hình thức chuyển khẩu có ưu thế hơn về giá. Như vậy, thị trường tái xuất vẫn bị chia nhỏ và luôn diễn ra sự cạnh tranh có lợi thế của hình thức chuyển khẩu .Mặt khác thị trường bán tái xuất là khó dự đoán, khi thế giới luôn luôn biến động. Do vậy, khả năng bán tái xuất có thể sẽ khó khăn hơn

-Về chủ quan : Quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp khác được nhà nước cho phép nhập và kinh doanh các mặt hàng ngày càng mở rộng, tạo sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh hơn trên tất cả các vùng, ở tất cả các mặt hàng; mặt khác thị trường luôn biến động theo hướng bất lợi, Tổng công ty giao cho công ty có trách nhiệm tắch luỹ nguồn lực ở các thời kỳ để Ngành tự bù đắp lỗ lãi giữa các giai đoạn; trong khi đó khả năng tiết giảm chi phắ có hạn, đây là khó khăn trong quyết định giá hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh bán hàng và có được lợi nhuận hợp lý.

3.1.2: Những định hướng của công ty

Tiếp tục giữ thị phần kinh doanh ,mở rộng thị trường và khách hàng ra ngoài địa bàn khi có điều kiện và thời cơ, thúc đẩy sản lượng bán ra, nhưng phải trên cơ sở gắn với hiệu quả kinh doanh (đảm bảo lợi nhuận hợp lý) và an toàn về tài chắnh. Cùng với các chắnh sách kinh doanh buôn bán,đại lý, khuyến khắch việc đa dạng hoá các hình thức bán hàng.Trên cơ sở tắnh toán tiết giảm được chi phắ và đã tắch luỹ được nguồn lực, thì các

khách hàng tiêu thụ lớn và khách hàng truyền thống, khách hàng trả tiền trước thì có thể được hưởng ưu đãi hơn về giá.

- Về bán lẻ thực hiện tốt văn minh thương nghiệp, dịch vụ sau bán hàng, luôn giữ uy tắn bằng việc đảm đủ số và chất lượng, tiếp thị thu hút khách hàng, nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng tại các cửa hàng bán lẻ. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý giá của Chắnh Phủ, Tổng công ty và Công ty.

Sau hơn một năm thực hiện cơ chế kinh doanh mới từ công ty đến các đơn vị đã có thay đổi về tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sự phù hợp phát triển. Tuy nhiên, còn có mặt hạn chế trong tổ chức quản lý và điều hành .Vì vậy, yêu cầu từ các phòng nghiệp vụ công ty đến các đơn vị, phân tắch đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, để có biện pháp chấn chỉnh khắc phục kịp thời, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Trẻ hoá cán bộ từ cơ sở đến lãnh đạo Công ty tạo sức bật mớ1: Tăng cường kỹ sư tự động hoá, tin học nhất là các kỹ sư giỏi có khả năng thiết kế mạng và cử nhân Luật giỏi để bảo đảm cho mọi hoạt động của công ty đều diễn ra theo đúng luật định cũng như thông lệ quốc tế.

- Rà soát bổ sung hoàn thiện các loại văn bản về công tác quản lý: Các quy chế nội quy, quy phạm nhằm hạn chế đến mức cao nhất không để xảy ra các vi phạm nhất là các vi phạm pháp luật.

-Triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án phòng chống bão lụt, khôngđể xảy ra mất an toàn về cháy nổ và thất thoát tài chắnh.

-Thực hiện nghiêm túc Ộquy chế dân chủỢ,phong trào tự quản an ninh trật tự, ỘPhong trào xây dựng đơn vị không ma tuýỢ.

-Phát động phong trào thi đua trong toàn thể cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

3.2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNHNÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦNNÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP NÔNG CỐNG

3.2.1: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Vốn hiệu quả sử dụng vốn, luôn là chỉ tiêu được các nhà quản trị quan tâm, việc đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên cũng như việc tiết kiệm vốn đồng nghĩa với việc

nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Chứng tỏ trình độ của cán bộ quản lý tài chắnh. Trong thực tế để vốn công ty đạt mức tối ưu trong sử dụng mỗi công ty lại có những biện pháp thực tế riêng.

a. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Theo kết quả phân tắch thì hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty một vài năm trở lại đây chưa được khả quan. Mặc dù công ty luôn chú trọng đổi mới trang thiết bị hiện đại như việc lắp đạt 7 hệ thông mái phao chống hao hụt +Trong quá trình sử dụng công ty phải quản lý chặt chẽ TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng bảo dưỡng. Không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất kinh doanh. Trường hợp công ty không có đủ vốn để mua sắm TSCĐ công ty có thể tiến hành thuê tài chắnh. Đây cũng là biện pháp hữu ắch giúp công ty có thể gia tăng năng lực sản xuất mà không bị ứ đọng vốn đầu tư vào TSCĐ. Hơn nữa nó là phương thức tài trợ để công ty đáp ứng các cơ hội kinh doanh.

b.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đối với một đơn vị chuyên kinh doanh như công ty thì TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao so với TSCĐ là hợp lý. Hằng năm, công ty đã sử dụng một lượng TSLĐ là rất cao cho việc kinh doanh của mình với nguồn tài trợ có thể nói là khá chắc chắn. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, các khoản phải thu nhiều chắnh là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty .

- Quản lý hàng tồn kho :

Trong tổng số hàng tồn kho nguyên vật liệu ,chi phắ sản xuất kinh doanh thành phẩm tồn kho luôn làm phát sinh các chi phắ như chi phắ bảo quản vật tư hàng hoá dự trữ chi phắ cơ hội của VLĐ bị lưu giữ. Đối với hàng tồn kho cần có biện pháp nhằm tối thiểu hoá các chi phắ dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường.

- Đối với hàng tồn kho

+ Chỉ dự trữ hàng khi có độ an toàn cao, giữ được phẩm cấp và ắt hao hụt với lượng trên đủ để cung cấp một lượng thường xuyên liên tục .

+Có kế hoạch xác định nhu cầu dự trữ phù hợp với từng thời điểm trong cung ứng tiêu thụ ,chứ không nên dự trữ một cách tràn lan, dàn đều .

ngoại tệ lớn tuy nhiên cần có kế hoạch tránh rủi ro ,cần xem xét và dự đoán chắnh xác nhu cầu về lượng hàng tái xuất tránh ứ đọng vốn .

+ Dự trữ hàng hoá có đơn đặt hàng hoặc của người mua đã ứng trước tiền. Thậm chắ chấp nhận cho người mua được thanh toán chậm một thời gian nhằm mục đắch nâng cao hàng hoá tiêu thu được giảm bớt lượng hàng tồn kho.

+Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá bằng cách xây dựng bài toán điều độ hàng hoá tối ưu, thực hiện quá trình bơm chuyển hợp lý.

- Quản lý các khoản phải thu :

Các khoản phải thu lớn sẽ dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao, ứ đọng vốn việc thu hồi công nợ lớn sớm sẽ nhanh chóng đưa vào vốn sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn tạo khả năng thanh toán dồi dào. Để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả dồng thời nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu công ty có thể áp dụng các biện pháp sau :

Thứ nhất, theo dõi các khoản nợ phải thu một cách chi tiết từng đơn vị trong và ngoài ngành để có thể thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

Thứ hai, khuyến khắch khách hàng đặt tiền hàng trước đối với khách hàng mua hàng với số lượng lớn thanh toán tiền hàng ngay nên ưu tiên về giá cả, được hưởng chiết khấu .

Thứ ba, áp dụng hình thức thanh toán bảo đảm thu tiền như séc bảo chi ,thư tắn dụng.

Thứ tư, hạn chế thực hiện doanh thu bán chịu, xác định thời gian trả chậm hợp lý để có thể giảm rủi ro trong thanh toán cuả khách hàng.

- Riêng đối với các mặt hàng kinh doanh như dầu mỡ nhờn, kinh doanh gas do có nhiều đối thủ cạnh tranh và một số mặt hàng có chất lượng thấp giá rẻ nên cũng đã làm ảnh hưởng đến việc bán hàng của công ty. Do vậy, cần phải đẩy mạnh các biện pháp bán hàng và sau bán hàng tạo được uy tắn cho khách hàng trước là điều đáng quan tâm cần làm như chắnh sách giá cả phù hợp, kết hợp với các chương trình khuyến mại để tiêu thụ sản phẩm (cần khai thác thêm nguồn hàng ) nhằm tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng thu được tiền ngay.

3.2.2: Nâng cao khả năng thanh toán.

Nhìn chung, công ty có khả năng thanh toán khả quan. Tuy nhiên,do lượng vốn bằng tiền của công ty còn quá ắt nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời thấp.

Chắnh vì vậy, việc nâng cao khả năng thanh toán tức thời là việc quản lý nâng cao lượng vốn bằng tiền trong công ty mà cụ thể công ty cần có những giải pháp thực hiện sau :

- Lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ và phải quản lý tốt kế hoạch này nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phắ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Sử dụng hợp lý vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗ1:

- Để tránh rủi ro không có khả năng thanh toán hoặc phải gia hạn thanh toán chịu lãi cao, công ty nên điịnh mưc tồn quỹ tiền mặt tối thiểu. Phương pháp này được xác định một cách rất đơn giản là lấy mức xuất quỹ trung bình hằng ngày nhân với số lượng ngày tồn quỹ.

Vắ dụ : Theo thông kê số tièn xuất quỹ bình quân mỗi ngày trong năm là 10 triệu đồng, số ngày dự trữ tồn quỹ dự trữ là 6 ngày. Với số tiền tồn quỹ tối thiểu phải có là : 10tr *6ngày = 60 trđ.

- Thực tế, công ty chưa có nguồn thu tiền từ các khoản đầu tư tài chắnh ngắn hạn để thu lợi nhuận, mua ngoại tệ.

3.2.3: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty .

- Đối với công ty việc tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm không phải là khó. Bởi vì hiện nay, hầu hết hàng hoá của công ty đều chiếm thị phần của tất cả các tỉnh lân cận. Nhưng để thị trường đó ổn định, mở rộng thì luôn là một bài toán khó đối với không chỉ công ty. Vì vậy, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá nhằm gia tăng lợi nhuận của công ty có thể tiến hành các biện pháp cơ bản sau đây:

+Đối với thị trường mới công ty nên mở một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. Trước mắt các sản phẩm này được kiểm định một cách nghiêm ngặt về chất lượng, với chắnh sách giá hợp lý, từng bước tạo uy tắn cho công ty.

+Đối với thị trường cũ -Thị trường tiêu thụ chủ yếu công ty cần giữ các mối quan hệ với khách hàng truyền thống mở rộng mạng lưới đại lý. Cử người thâm nhập thị trường nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, định hướng cho quá trình kinh doanh, đồng thời ký trực tiếp nhiều hơn nữa hợp đồng bán buôn với các hộ công nghiệp , công ty thương nghiệp, mạng lưới đại lý lớn tránh họ phải mua qua trung gian khác với giá cao .

Hai là, nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người lao tiêu dùng.

- Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển lâu dài của công ty. Đặc thù hàng hoá công ty là nhập toàn bộ từ nước ngoài về với trữ lượng lớn nên

việc kiểm tra chất lượng là điều tiên quyết phải được chấp hành một cách nghiêm ngặt . -Ba là, phân đoạn thị trường, xác định khách hàng mục tiêu. Đây là việc rát cần thiết giúp công ty xác định tiêu thụ hàng hoá.

- Đối với khu vực thành thị nơi tập trung nhiều nhà máy, xắ nghiệp nên tập trung quan tâm hơn đến chắnh sách giá cả và các dịch vụ vận chuyển sao cho nhanh chóng.

- Đối với khu vực nông thôn thì quan tâm nhiều hơn đến địa điểm bán hàng và các chắnh sách khuyến mại .Do đó, công ty cần đi sâu nghiên cứu địa điểm sao cho thắch hợp nhất.

-Bốn là ,áp dụng các chắnh sách giá phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, vì xăng dầu ngày càng nhiều công ty cung cấp nên việc cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Để hàng hoá của công ty tiêu thụ nhiều hơn nữa thì phải có các chắnh sách giá cả phù hợp muốn vậy cần phải nghiên cứu khai thác nguồn hàng, phân loại và phân tắch một cách chắnh xác diễn biến thị trường hàng hoá. Vì vậy ta cần quan tâm đến :

+Việc cải tiến trang thiết bị máy móc bơm chuyển, vận tải xăng dầu

các Cảng tiếp nhận sao cho tiện lợi, tiết kiệm chi phắ bằng cách sử dụng tối đa công suất máy móc, nâng cao hơn nữa nâng suất người lao động tránh lãng phắ giờ máy. Muốn làm được điều này lãnh đạo công ty cần động viên chăm lo cũng như bồi dưỡng kiến thức cho người lao động, thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ, kết hợp nghỉ ngơi tham quan du lịch, phát động nhiều phong trào thi đua, thi đua giữa các phòng ban phân xưởng .

Trong dự trữ hàng hoá đề ra mức dự trữ tối ưa, bố trắ hợp lý các khâu tránh để xảy ra hao hụt ngoài định mức, giảm phẩm cấp hàng hoá.

Em xin đưa ra một trong những phương pháp để xác định đặt hàng (hàng hoá ). Đó là phương pháp bảng được xác định thông qua tiêu thức sau :

Số lần mua hàng hoá = Nhu cầu hàng hoá hàng nămMưc mua hàng hoá mỗi lần Chi phắ mua trong năm = Số lần mua hàng hoá * Chi phắ mỗi lần mua

Tồn kho bình quân = Lượng mua mỗi lần 2

Chi phắ dự trữ = Tồn kho bình quân * chi phắ dự trữ tồn kho bình quân Chi phắ cho vật liệu tồn kho =Chi phắ mua +Chi phắ dự trữ

Ta lập bảng tắnh chi phắ với nhiều mức đặt hàng hoá khác nhau qua đó lựa chọn một mưc đặt hàng hoá có chi phắ mua và dự trữ thấp nhất. Để có thể theo dõi cụ thể hơn

phương pháp này qua vắ dụ trên bảng số liệu:

Khoản mục Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

Nhu cầu hàng hoá trong kỳ 30.000 30.000 30.000

Quy mô mua hàng 6.000 7.500 5.000

Số lần mua hàng 5 4 6

Tồn kho bình quân 3.000 3750 2.500

Chi phắ dự trữ 180.000.000 225.000.000 150.000.000

Chi phắ mua 261.350.000 209.080.000 313.620.000

Cộng chi phắ mua và chi phắ dự trữ 441.350.000 434.080.000 463.620.000

Như vậy, ta sẽ chọn phương án số 2 vì có chi phắ mua và chi phắ dự trữ thấp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý khi xác định lượng đặt hàng hoá tối ưu cần chú ý đến yếu tố giá cả của thị trường, yếu tố rủi ro của nguồn hàng, của quá trình vận chuyển nhất là đối với hàng hoá nhập có nguồn gốc nhập khẩu như của công ty hiện nay.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH tài CHÍNH tại CÔNG TY cổ PHẦN THƯƠNG mại TỔNG hợp NÔNG CỐNG (Trang 55 - 56)