Phân tích kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 68)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ƯỚC LƯỢNG

4.2 Ế TK QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA BẢO HỘ

4.2.4.3 Phân tích kết quả nghiên cứu

Phân tích nhân các nhân tố ảnh hưởng

Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ: theo kết quả phân tích hồi quy, nhân tố này tác động mạnh nhất đến Sự phát triển của doanh nghiệp (PTDN). Hệ số hồi quy là 0.725, điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên 1 đơn vị thì Sự phát triển của doanh nghiệp tăng lên 0.725 đơn vị.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh bị tác động, chẳng hạn như năng xuất, chi phí và khả năng đáp ứng đơn hàng bị gián đoạn hay thay đổi khi nguyên liệu dầu vào bị bảo hộ, nhất là khi ngành sản xuất trong nước còn non trẻ, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ (CLSP): kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có sự tương quan giữa CLSP và PTDN với mức ý nghĩa Sig .= 0.093<0.1. Hệ số hồi quy là 0.105, điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Chất lượng sản phẩm tăng lên 1 đơn vị thì Sự phát triển của doanh nghiệp tăng lên 0.105 đơn vị.

Do việc bảo hộ mới thực thi, chất lượng sản phẩm trong nước và hàng thay thế cần có thêm thời gian để so sánh và đánh giá về chất lượng, nên lúc này chưa nhận thấy nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Phân tích nhân tố khơng ảnh hưởng

Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ (MMSP): kết quả phân tích hồi quy cho thấy, khơng có sự tương quan giữa MMSP và PTDN ở mức ý nghĩa thống kê 10% (Sig .=

0.768>0.1). Khi có bảo hộ, Sự phát triển của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi chủng loại sản phẩm.

Cũng do việc bảo hộ mới được thực thi, chủng loại sản phẩm trong nước và hàng thay thế cần có thời gian để so sánh và đánh giá về sự tương đồng và tính đa dạng, phong phú, hoặc có thể chất lượng hàng trong nước chấp nhận được so với yêu cầu nên lúc này chưa nhận thấy có sự ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

4.2.4.4 Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy

Từ kết quả mẫu quan sát, ta suy rộng kết luận cho mối quan hệ giữa các biến trong tổng thể. Sự chấp nhận và diễn giải kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết của mơ hình hồi quy. Nếu các giả định bị vi phạm thì các kết quả ước lượng khơng đáng tin cậy nữa (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Các giả định hàm hồi quy tuyến tính bao gồm: Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Phương sai của phần dư không đổi. Các phần dư có phân phối chuẩn.

Khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư.

Giả định khơng có hiện tượng đa cộng tuyến

Trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội, giả định giữa các biến độc lập của mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến. Hiện tượng này có thể phát hiện thơng qua hệ số phóng đại phương sai (VIF). Trong mơ hình này, để khơng có hiện tượng đa cộng tuyến thì VIF phải nhỏ hơn 10. Qua Bảng 4.12, giá trị VIF thành phần đều nhỏ hơn 10 chứng tỏ khơng có hiện tượng đa cộng tuyến.

Giả định phương sai của phần dư không đổi

Căn cứ vào đồ thị của phần dư chuẩn hóa theo giá trị dự báo của biến phụ thuộc Sự phát triển của doanh nghiệp để kiểm tra có hiện tượng phương sai thay đổi hay không. Quan sát đồ thị phân tán ở Biểu đồ 4.1, nhận thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên theo đường hồnh độ khơng. Như vậy, phương sai của phần dư không đổi.

Biểu đồ 4.1. Đồ thị phân tán

Giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Phần dư có thể khơng tn theo phân phối chuẩn vì nhiều lý do, sử dụng mơ hình khơng đúng, phương sai không phải là hằng số, số lượng phần dư khơng đủ nhiều để phân tích (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong phần này, tác giả sử dụng biểu đồ Histogram, P-P để xem xét. Nhìn vào Biểu đồ 4.2 và Biểu đồ 4.3, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Xem xét tần suất của phần dư chuẩn hóa ở biểu đồ 4.2, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn St.Dev = 0.992 tức gần bằng 1. Do đó, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ tần số P-P

Từ Biểu đồ 4.3, các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng mà phân tán dọc theo nên có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng phân phối của phần dư là phân phối chuẩn.

4.2.4.3.4 Giả định về tính độc lập của phần dư

Khi xảy ra hiện tượng tương quan, các ước lượng của mơ hình hồi quy khơng đáng tin cậy. Phương pháp kiểm định để phát hiện sự tương quan là kiểm định Dubin- Waston (d). Nếu 1 < d < 3 thì kết luận mơ hình khơng có sự tương quan, nếu 0 < d < 1 mơ hình có tương quan dương, nếu 3 < d < 4 mơ hình có tương quan âm. Bảng 4.10 cho thấy Durbin - Waston là 1.719, có nghĩa là chấp nhận giả định khơng có tương quan giữa các phần dư.

4.2.4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự

phát triển của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có mối tương quan thuận giữa Chất lượng sản phẩm (CLSP) và Sự phát triển của doanh nghiệp (PTDN). Giả thuyết này có mức ý nghĩa Sig .= 0.97<0.1: giả thuyết H1 không bị bác bỏ đối với mẫu dữ liệu khảo sát. Như vậy, khi bảo hộ xảy ra, Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng 10.2% đến Sự phát triển của doanh nghiệp ở mức ý nghĩa thống kê 10%.

Giả thuyết H2: Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự

phát triển của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, khơng có mối quan hệ giữa Chủng loại sản phẩm (MMSP) và Sự phát triển của doanh nghiệp (PTDN) khi có bảo hộ xảy ra. Giả thuyết này có mức ý nghĩa Sig. = 0.768>0.05: giả thuyết H1 bị bác bỏ đối với mẫu dữ liệu khảo sát. Như vậy, khi bảo hộ xảy ra, chủng loại sản phẩm không ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Giả thuyết H3: Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ có tác động dương đến Sự phát

triển của doanh nghiệp.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hệ số tương quan hệ giữa Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ (HQKD) và Sự phát triển của doanh nghiệp (PTDN) là 0.721 với mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000<0.05: giả thuyết H1 được ủng hộ đối với mẫu dữ liệu khảo sát. Như vậy, khi bảo hộ xảy ra, Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ có ảnh hưởng dương đến Sự phát triển của doanh nghiệp. Khi hiệu quả sản xuất biến động tăng, giảm hay khơng ổn định thì sự phát triển của doanh nghiệp cũng biến động cùng chiều.

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứuGiả Giả

thuyết Phát biểu

Trị thống

Kết quả

H1 Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

0.093 < 0.1 Chấp nhận

H2 Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

0.768> 0.1 Bác bỏ

H3 Hiệu quả sản xuất khi có bảo hộ có tác động dương lên Sự phát triển của doanh nghiệp

0.000 < 0.1 Chấp nhận

4.2.5 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến sự phát triển củadoanh nghiệp doanh nghiệp

Phương pháp ANOVA cho biến định tính Loại hình cơng ty, Quy mơ cơng ty và Sản lượng sản xuất trong 1 năm:

Tác giả tiến hành kiểm định ANOVA để xem xét xem có khác biệt trong việc đảnh giá ảnh hưởng của bảo hộ lên sự phát triển của doanh nghiệp giữa các biến định tính nói trên hay khơng.

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy hai biến Loại hình cơng ty, Sản lượng sản xuất trong 1 năm có Mức ý nghĩa của kiểm định phương sai đồng nhất Sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy phương sai giữa 4 nhóm loại hình doanh nghiệp khác nhau, hay không đồng nhất. Do vậy ta khơng thể kết luận được gì về sự khác biệt giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp và Sản lượng sản xuất trong 1 năm ,hay nói cách khác sự khác biệt hay đồng nhất giữa các nhóm khơng được đánh giá cao (chi tiết trong Phụ lục 7).

Biến cịn lại Quy mơ cơng ty có ý nghĩa của kiểm định phương sai đồng nhất Sig. = 1.37 > 0.05 cho thấy phương sai giữa 4 nhóm quy mơ doanh nghiệp không khác nhau hay đồng nhất và phân tích ANOVA phù hợp. Giá trị p = 0.012 < 0.05 cho thấy

có sự khác biệt, quy mơ doanh nghiệp khác nhau sẽ bị ảnh hưởng khác nhau tới sự phát triển của doanh nghiệp khi bảo hộ xảy ra.

Để thấy rõ sự khác biệt đó chúng ta cần phải kiểm định hậu ANOVA để thấy nhóm nào khác nhóm nào, chênh lệch bao nhiêu:

Bảng 4.14 Hậu kiểm định ANOVA

(I) CT (J) CT

Khác biệt trung bình

Std.

Error Sig. Khoảng tin cậy 95% Lower Bound UpperB ound <=100 người 100-500 người 500-1000 người > 1000 người -.12513 -.31877 -.52134* .11478 .16553 .16807 1.000 .334 .013 -.4312 -.7602 -.9695 .1809 .1226 -.0732 100-500 người <=100 người 500-1000 người > 1000 người .12513 -.19364 -.39620 .11478 .15189 .15465 1.000 1.000 .067 -.1809 -.5987 -.8086 .4312 .2114 .0162 500- 1000 người <=100 người 100-500 người > 1000 người .31877 .19364 -.20257 .16553 .15189 .19530 .334 1.000 1.000 -.1226 -.2114 -.7234 .7602 .5987 .3182 > 1000 người <=100 người 100-500 người 500-1000 người .52134* .39620 .20257 .16807 .15465 .19530 .013 .067 1.000 .0732 -.0162 -.3182 .9695 .8086 .7234 Từ bảng hậu kiểm ANOVA ta thấy nhóm <=100 người và > 1000 người là thể hiện sự khác biệt rõ nhất tới Sự phát triển của doanh nghiệp (vì có sig = 0.013 là nhỏ nhất trong số các sig mà Quy mô doanh nghiệp cho kết quả với các nhóm quy mơ khác).

Tức là với mức ý nghĩa 95% thì có sự khác biệt mạnh nhất trong việc đánh giá ảnh hưởng của việc bảo hộ giữa cơng ty Tư Nhân và cơng ty Nước ngồi đến Sự phát triển của doanh nghiệp

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Phần 1 của nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá chi phí của bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ ở Việt Nam và mô phỏng những thay đổi trong cấu trúc tiêu dùng, thị trường lao động và phúc lợi xã hội trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Với mục đích trên, nghiên cứu tập trung đo lường chi phí của bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ 4 tháng đầu năm và dự báo cho năm 2014. Bằng cách sử dụng Mơ hình Cân bằng Bộ phận (Computable Partial Equilibrium) và cách tiếp cận về độ đàn hồi, nghiên cứu đã chỉ ra chi phí bảo hộ của ngành này dự báo cho cả năm 2014 là 238.47 triệu USD. Khoản mất không là khoảng 4.5 triệu USD, người tiêu dùng trong nước mất một khoản lợi là 119.23 triệu USD và Chính phủ thu được một khoản thuế là 53.4 triệu USD, các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi 41.3 triệu USD. Bài viết cũng chỉ ra rằng nếu tự do hóa thương mại, trong những điều kiện nhất định, sẽ giảm lao động trong ngành thép không rỉ khoảng 4.4%.

Phần hai của nghiên cứu nhằm phân tích những ảnh hưởng của bảo hộ thương mại đến sự phát triển của doanh nghiệp bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Kết quả nghiên cứu các thang đo trong mơ hình đều đạt độ tin cậy và độ giá trị. Nghiên cứu cũng đã xác định được 2 nhân tố thành phần có ảnh hưởng đến Sự phát triển của các doanh nghiệp khi chính sách bảo hộ được thực thi, với mức độ khác nhau. Trong đó Hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng mạnh nhất (β = 0.725), kế đến là Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng ít hơn (β=0.105). Nhân tố cịn lại là Chủng loại sản phẩm không ảnh hưởng đến Sự phát triển của các doanh nghiệp.

Căn cứ trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách cho doanh nghiệp được đưa ra với mục tiêu giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động, nâng cao năng xuất và chất lượng sản xuất, nâng cao thích ứng với hồn cảnh, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

5.2 Hàm ý chính sách cho doanh nghiệp

5.2.1Với các doanh nghiệp sản xuất thép không rỉ trong nước

Điều rất quan trọng mà các doanh nghiệp trong nước cần làm là chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ của họ để tăng năng suất và cải tiến chất lượng sản phẩm. Trong quá trình thương mại tự do hóa, hàng hóa được bảo hộ sẽ khơng cịn tồn tại, các ngành công nghiệp sẽ phải đối mặt với mạnh cạnh tranh với các sản phẩm chất lượng cao từ các doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả các nhà sản xuất cán nóng và cán nguội là một nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo sự phát triển của ngành cơng nghiệp.

5.2.2Với các doanh nghiệp có sử dụng đầu vào là nguyên liệu thép không rỉ

Các doanh nghiệp cần tăng cường khả năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa năng xuất và chi phí, cả tiến cơng nghệ nhằm tăng cường cạnh tranh, đồng thời có kế hoạch phát triển dài hạn trong đó phải tính đến những rủi ro gặp phải về chất lượng hàng hóa, giá cả…và các giải pháp khắc phục kịp thời nhằm tăng khả năng thích ứng với hồn cảnh mới. Bên cạnh đó, ngồi việc duy trì chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cũng phải tăng cường ủng hộ các sản phẩm sản xuất trong nước, hướng đến dùng những sản phẩm trong nước đạt yêu cầu về chất lượng hoặc có thể thay thế được nhằm kích thích sản xuất trong nước phát triển, góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp trong ngành.

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1Hạn chế

Không thống nhất số liệu thống kê, thiếu thời gian, mơ hình một phần là tự nhận định và chỉ phù hợp với các giả định được đề ra trong mơ hình CPEM, ứng dụng cho một thị trường nhỏ như Việt Nam, và việc bảo hộ mới chỉ bắt đầu nên việc truy cập các tài liệu cần thiết còn hạn chế.

Cỡ mẫu trong nghiên cứu cịn nhỏ, và phân bố khơng đồng đều giữa các nhóm doanh nghiệp, cơ sở lý thuyết cịn yếu do thiếu các nghiên cứu có phương pháp tương

tự trước đó, các nghiên cứu liên quan sử dụng nhiều phương pháp khác với nghiên cứu trong luận án. Nghiên cứu chỉ đánh giá được có 2 nhân tố ảnh hưởng đến Sự phát triển của doanh nghiệp với độ thích hợp của mơ hình là 60.2% ở mức ý nghĩa 90%, ở mức ý nghĩa 95% mơ hình khơng phù hợp. Các biến trong nghiên cứu không đề cập đến sự ảnh hưởng của một số biến điều tiết và/hoặc biến kiểm soát phù hợp. Một số biến định tính khơng đủ cơ sở để kết luận về sự các biệt giữa các thành phần với nhau.

5.3.2Hướng nghiên cứu tiếp theo

Thứ nhất: Do việc bảo hộ trong ngành thép chỉ mới bắt đầu nên thiếu dữ liệu, mơ hình CPEM chỉ tính các chi phí tĩnh, các chi phí động như sự biến động về tỉ giá hay các chi phí do rào cản phi thuế quan hay thuế tiêu thụ đặc biệt…khơng được tính đến (do chính sách cịn mới và chỉ mới áp thuế nhập khẩu) và chỉ phù hợp với thị trường nhỏ như Việt Nam. Hướng nghiên cứu tiếp theo nên tính đến các chi phí này và nghiên cứu mở rộng cho nhiều mặt hàng với những thị trường rộng lớn hơn.

Thứ hai: Do thiếu số liệu nên các kết quả chỉ là dự tính cho cả năm 2014 dựa trên số liệu của 4 tháng đầu năm và việc đánh giá các ảnh hưởng mới chỉ là ban đầu, cần

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w