CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 ƠC SỞ LÝ THUYẾT
2.2.1.4 Sự co giãn của cung và cầu
Năm thông số co giãn liên quan trong mơ hình CPEM là các tham số cơ bản
Edd, Emm, Emd, Edm, Es. Để tính tốn, chúng ta có thể giả định rằng cấu trúc của
đường cầu là dạng "co giãn thay thế không đổi" (Constant elasticity of substitution - CES) . Trong trường hợp độ co giãn thay thế giữa hai mặt hàng là có sẵn hay ước tính được, ta có thể ước tính được độ co giãn riêng theo giá của cầu cho hàng trong nước và hàng nhập khẩu như sau:
Edd Emm [(1 [(1 Sd ). Sm ) . Sd .Edt Sm . Edt (2.15) (2.16)
Edt là độ co giãn của tổng cầu theo giá, σ là độ co giãn thay thế giữa giá trong nước và nhập khẩu; Sd, Sm hệ số giá trị của hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu tương ứng. Hufbauer và Elliott (1994) đã sử dụng phương pháp được phát triển bởi Tarr (1990) để tính tốn độ co giãn chéo của cầu theo giá trong trường hợp độ co giãn riêng của cầu theo giá và tổng cầu như sau:
E md
Edm
(2.17)
(2.18)
Cuối cùng, độ co giãn của cung theo giá cho các hàng hóa trong nước có thể được ước tính bởi:
Es Edd
Edm (2.19)
2.2.2 Cơ sở lý thuyết để đánh giá ảnh hưởng của bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp
2.2.2.1Khung lý thuyết
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được cơng ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho
họ hoặc khơng có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều
này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn (bách khoa toàn thư Wikipedia ).
Thuyết thương mại mới (New Trade Theory) của Paul Krugman năm 1979
Krugman đã đưa ra lý thuyết hoàn toàn mới về thương mại quốc tế, giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên giả định về lợi thế theo quy mô, với nhận xét sản xuất trên quy mô lớn đã làm cho chi phí giảm. Bên cạnh lợi thế quy mơ sản xuất ơng cịn dựa trên giả thiết người tiêu dùng cũng quan tâm tới tính đa dạng của sản phẩm. “Hàm tiêu dùng” cho thấy: người sử dụng không chỉ bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm mà còn quan tâm đến sự đa dạng của loại hàng hóa đó.
Ban đầu, thuyết của Krugman được cho là cơ sở để chính phủ đưa ra chính sách can thiệp vào thương mại. Các nhà sản xuất đã lạm dụng điều này để yêu cầu chính phủ hỗ trợ và bảo hộ. Tuy nhiên, theo Krugman thì tuy bảo hộ có thể có ý nghĩa về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì cái lợi của bảo hộ hầu như bất cập hại. Ông cảnh bảo rằng các nhà sản xuất cần xác định ảnh hưởng của chính sách bảo hộ một ngành công nghiệp đến những ngành công nghiệp khác tùy cách mà các công ty cạnh tranh với nhau, cạnh tranh về giá cả thì khác cạnh tranh về số lượng, hay chất lượng…
Mặt khắc thuyết thương mại mới đã chứng minh được lợi ích của tự do hóa mậu dịch, khi khơng bị bảo hộ, thương mại được tự do sẽ đem đến cho người tiêu dùng nhiều chủng loại hàng hóa hơn.
Học thuyết về thương mại quốc tế của James Riedel
James Riedel (1976) đưa ra các bằng chứng về tăng trưởng thương mại khi thị trường được tự do hóa, nó đem đến những lợi ích nhất định cho ngành sản xuất và doanh nghiệp.
Thuyết về lợi thế cạnh tranh của David Ricardo (1772-1823)
Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ (k) về tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B ở hai quốc gia. Tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó, sự khác biệt về giá cả của hàng hố, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó các yếu tố về cầu hàng hoá, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm… cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, điều này tác động lên sự phát triển của doanh nghiệp.
Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sử
dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Do đó việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần lớn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong sản xuất, vấn đề mấu chốt nhằm giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, đều nằm trong 3 yếu tố chính: năng suất, chất lượng và chi phí. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quản lý chất lượng tốt, dẫn đến năng suất cao, và chi phí giảm. Nếu khơng chủ động được một trong 3 yếu tố trên sẽ dẫn đến hậu quả là lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quy mô sản xuất giảm, thị phần bị thu hẹp, doanh nghiệp không thể ổn định và phát triển được.
2.2.2.2Một số nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo hộ thương mại lên các doanh nghiệp sử dụng đầu vào từ nhập khẩu tại Ấn Độ:
Aggarwal & Aradhna (2010) cho thấy, có sự sụt giảm trong việc sử dụng nguyên liệu sàn xuất khi các biện pháp bảo hộ được thực thi với một ngành công nghiệp. Hơn nữa, nó cung cấp một số bằng chứng cho thấy việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu sang mua hàng trong nước ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng một bộ dữ liệu chi tiết về nguồn nguyên liệu đầu của các công ty Ấn Độ. Bằng việc dùng ước lượng và hồi quy để tính tốn tác động của việc chống bán phá giá lên nguyên liệu nhập khẩu, nhóm tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về sự ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá tại Ấn Độ năm 2010:
Có sự sụt giảm về sản lượng trong các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Các doanh nghiệp này phải thay thế nguyên liệu đầu vào của họ, điều này có thể gây nên hậu quả về sản lượng thay đổi một lượng nhất định do nguyên liệu đầu vào không dễ dàng thay thế.
Việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào cũng làm chuyển đổi sản phẩm đầu ra. Nói cách khác, khi các cơng ty thay đổi đầu vào của họ, họ có xu hướng cũng thay đổi sản phẩm đầu ra của họ.
Như một hệ quả, chống bán phá giá để bảo vệ nguyên liệu sàn xuất trong nước làm cho cơng ty bán ít hơn các sản phẩm được sản xuất ra, công ty sẽ bán các sản phẩm thay thế khác.
Chống bán phá giá có thể gây ra biến dạng nghiêm trọng trong mơ hình sản xuất của doanh nghiệp. Nó khiến doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào khơng như ý muốn, có thể kém chất lượng hoặc kém đa dạng hơn. Nói cách khác, họ có ít sự lựa chọn hơn trước đó.
Kết quả nghiên cứu cung cấp lời giải thích cho sự phản đối nặng nề của các nhà nhập khẩu đối với việc chống bán phá giá tại Ấn Độ.
Trước đó, Times of India (2009) cũng có bái viết về đề xuất của doanh nghiệp Ấn Độ phản đối việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép không rỉ nhập khẩu từ rung Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi và Thái Lan vào Ấn Độ. Các ngành công nghiệp trước đây sử dụng nguyên liệu thép không gỉ nhập khẩu, bao gồm cả thuốc trừ sâu và hóa chất, nhà máy lọc dầu, linh kiện ô tô, các nhà sản xuất đồ dùng, thực vật và các nhà sản xuất máy móc và các nhà sản xuất thiết bị nhà bếp… đã phản đối mạnh mẽ việc đề xuất đánh thuế chống bán phá giá nhập khẩu thép không gỉ. "Áp đặt thuế chống bán phá giá theo yêu cầu của nhà sản xuất duy nhất đó là thép không gỉ Jindal là không công bằng và phi đạo đức vì nó mất đi quyền lựa chọn nhà cung cấp của chúng tơi'. Chúng tơi có khoảng 225 thành viên và hầu hết trong số họ là nhà xuất khẩu và phải cạnh tranh tồn cầu, chúng tơi cần phải nhập khẩu thép không gỉ ở nhiều chủng loại và chất lượng đáp ứng đơn đặt hàng xuất khẩu ", ông Pradip P Dave, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc trừ sâu và hóa chất cơng nghiệp Ấn Độ cho biết.
Nghiên cứu các ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tác động lên năng xuất cây trồng tại Indonesia:
Đây là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên phân tích ảnh hưởng của việc giảm thuế đầu vào trên các công ty nhập khẩu và là nghiên cứu duy nhất tại Indonesia tại thời điểm đó tách biệt các ảnh hưởng có thể có trên các cơng ty nhập khẩu so với các công ty khác.
Mary Amiti and Jozef Konings (2005) đã có những phát hiện mới quan trọng: Thứ nhất: tác động của việc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu (đầu vào) làm tăng đáng kể năng suất cây trồng và hiệu ứng này cao hơn rất nhiều so với việc giảm thuế sản phẩm đầu ra. Khi thuế đầu vào giảm 10%, năng suất sẽ tăng 3%, trong khi nếu giảm thuế sản phẩm đầu ra một lượng tương đương (10%) thì năng suất chỉ tăng hơn 1%.
Thứ hai, giảm thuế đầu vào tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhập khẩu hơn các cơng ty khơng nhập khẩu. Những lợi ích của việc tăng năng xuất sản xuất, là do sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu có chất lượng cao hơn, giống khác biệt hơn, và / hoặc ảnh hưởng của việc học tập những cái mới.
Thứ ba, phân tích cho thấy rằng ít quan tâm đến việc bị thuế đầu vào có thể dẫn đến một vấn đề bị bỏ qua, đó là chỉ chú trọng đánh giá tác động của cạnh tranh do bị đánh thuế sản phẩm đầu ra và cho rằng nó thấp hơn. Khi thuế đầu vào được chú ý, dễ nhận ra tác động của thuế đầu ra giảm hơn một nửa, và việc tăng năng suất lớn nhất đến từ việc giảm thuế đầu vào.
Một số nghiên cứu khác:
Kasahara và Lapham (2013) đã lần đầu tiên mở rộng mơ hình của Melitz (2003), mơ hình khơng chỉ xem xét vấn để xuất khẩu, mà còn cả hành vi của các doanh nghiệp nhập khẩu. Các tác giả nhận thấy rằng việc tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu rất quan trọng với năng suất tổng hợp. Mơ hình chứng minh rằng, khi các biện pháp hạn chế thương mại được áp đặt, nó ảnh hưởng
xấu khơng chỉ đến nhập khẩu, mà cịn xuất khẩu. Điều này là do các mơ hình giả định chi phí và doanh thu phân bổ giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy rằng giảm thuế đầu vào làm năng suất tăng mạnh do hiệu ứng "cạnh tranh nhập khẩu". Ví dụ, Trefler & Danie (2004) cho thấy năng suất lao động tăng 14% ở Canada và Hoa Kỳ trong các ngành công nghiệp cắt giảm thuế nhiều nhất. Các nghiên cứu khác về hàng rào thuế quan đối với sản lượng và năng suất bao gồm Topalova Petia (2004), Kasahara, Hiroyuki and Joel Rodrigue (2008), … cũng cho ra những đánh giá tương tự.
2.2.2.3Các giả thiết nghiên cứu
Từ khung lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy chính sách bảo hộ gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp nhập khẩu ở nhiều mặt: chất lượng, năng xuất, sự đa dạng, chi phí giá thành…
Hơn nữa, qua việc phỏng vấn sâu với lãnh đạo của 5 doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép không rỉ với số lượng lớn, khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mới được ban hành cuối năm 2013 nhằm ủng hộ sản xuất trong nước, các lãnh đạo đều cho biết doanh nghiệp của họ bị tác động mạnh trên nhiều phương diện: chất lượng, chủng loại, khả năng sản xuất, giá thành sản phẩm…nó gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, có ít nhất 3 doanh nghiệp cho biết việc bảo hộ sớm dẫn đến họ chưa kịp có lộ trình để thích ứng với hồn cảnh mới.
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu ở những thị trường khác và tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp trong nước kể trên, có thể khái quát lại như sau: có sự ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ qua các mặt sau:
Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng ở đây được hiểu là làm sao đem đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng, còn những sản phẩm lỗi phải loại bỏ, những lãng phí do tái chế
trong q trình sản xuất do nguyên liệu đầu vảo không ổn định phải được quan tâm quản lý.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, sản phẩm sẽ kém chất lượng nếu nguyên liệu đầu vào không bảo đảm, hơn nữa, nó cịn gây ra sự lãng phí, thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ và chất lượng tốt? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh nghiệp xác lập được quy trình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu phù hợp và đồng bộ; đầy đủ trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra); khả năng tổ chức cung ứng trong và ngoài nước.
Từ các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H1: Có mối quan hệ dương giữa Chất lượng sản phẩm tới Sự phát triển của
doanh nghiệp sử dụng thép khi chính sách bảo hộ được thực thi.
Chủng loại sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự về các đặc tính vật lý giành cho các sử dụng tương tự. Khi khơng kiểm sốt được đầu vào nguyên vật liệu, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp cũng thay đổi và không ổn định.
Theo nghiên cứu của Hylke Vandenbussche and Christian Viegelahn (2013): việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thường làm chuyển đổi sản phẩm đầu ra. Nói cách khác, khi các doanh nghiệp thay đổi chất lượng nguyên liệu đầu vào, họ có xu hướng cũng thay đổi sản phẩm đầu ra của họ. Như một hệ quả, việc chống bán phá giá dẫn đến doanh nghiệp bán ít hơn các sản phẩm được sản xuất ra, hay chủng loại bị thu hẹp, giảm sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại hoặc hàng thay thế khác. Như vậy có thể đưa ra giả thiết:
H2: Chủng loại sản phẩm tác động dương đến sự phát triển của doanh nghiệp khi chính sách bảo hộ được thực thi.
Năng suất sản xuất:
Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia.
Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả. Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị