Năm 1986 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2005
Nông nghiệp và thủy sản 38,10 38,70 27,20 20,90
Công nghiệp và xây dựng 28,90 22,70 28,80 41,10
Dịch vụ 33,00 39,00 44,00 38,00
Nguồn: Tổng cục Thống kê
- Giai đoạn 2006 - 2010: trong giao đoạn này nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, từ nhóm nước thu thập thấp đã trở thành nước có thu nhập trung bình (thấp). GDP bình qn 5 năm đạt 7%. Mặc dù bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu (từ cuối năm 2008), nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt cao. Tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001 - 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỷ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000.
- Giai đoạn 2011-2013: Giai đoạn 2011-2013 là nửa đầu kế hoạch 5 năm có nhiều dấu ấn đặc biệt so với cùng thời kỳ của nhiều kế hoạch 5 năm từ trước đến nay, thể hiện rõ nét nhất là trong phản ứng chính sách điều hành kinh tế.
Những thay đổi của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2011-2015 trở nên khá cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ này được Đại hội XI của Đảng (tháng 1/2011) thơng qua, được tính tốn trên cơ sở kế thừa những thành tựu của việc thực hiện các mục tiêu chiến lược 10 năm trước đó và những dự báo về bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế lúc đó có nhiều điều kiện tương đối thuận lợi.
Ở trong nước, những kinh nghiệm tích lũy được sau hơn 20 năm đổi mới đã bảo đảm kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,3% thời kỳ 2001-2010 thuộc loại cao ở khu vực Đơng Nam Á nói riêng, ở châu Á và trên thế giới nói chung, GDP năm 2010 gấp 2 lần năm 2000, năm 2011 gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000 nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và đã hoàn thành hầu hết mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết với quốc tế, chính trị - xã hội ổn định, quốc phịng, an ninh được giữ vững...
Khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo. Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”. Nhiệm vụ trọng tâm được xác định: “Tập trung ưu tiên hàng đầu cho việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội; coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của một vài năm tiếp theo”. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (iii) thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (iv) điều chỉnh giá điện, xăng đầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.
Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18,13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6,04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17% – 18% của năm 2011 xuống còn 7% – 10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9% – 12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9% – 11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7% – 9%), đã tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ cơng, nợ nước ngồi của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16,3 tỷ USD và 10,1 tỷ USD; năm 2013 là 21,6 tỷ USD và 11,5 tỷ USD.
3.2.Nợ công, Thâm hụt ngân sách và Đầu tƣ cơng ở Việt Nam
Mục đích cao nhất của chính sách ngân sách có bội chi là có thêm nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Sử dụng ngân sách có bội chi đồng nghĩa với việc duy trì một ngân sách có thâm hụt. Khi thâm hụt, Chính phủ phải sử dụng các cơng cụ tài chính cần thiết để huy động nguồn bù đắp thâm hụt. Tùy theo bối cảnh có thể sử dụng nhiều biện pháp như phát hành tiền, vay trong và ngoài nước, tăng thuế, cắt giảm chi tiêu kể cả chi trường xuyên và chi đầu tư phát triển.
Thực tế nhiều biện pháp khi thực hiện lại tạo ra hiệu ứng phụ. Phát hành tiền để bù đắp có nhược điểm là chứa đựng nguy cơ lạm phát. Tăng thuế, cắt giảm chi tiêu ngân sách sẽ phải đương đầu với các phản ứng của các đối tượng nộp thuế và các đơn vị là đối tượng bị cắt giảm ngân sách. Mặt khác, cắt giảm chi tiêu và tăng thuế còn tạo ra hiệu ứng thu hẹp tổng cầu, giảm động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Từ thực tế đó, các Chính phủ các nước thường ưu tiên lựa chọn giải pháp vay trong và ngoài nước để bù đắp. Tuy nhiên, vay trong nước để bù đắp bội chi luôn chứa đựng nguy cơ kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Nếu các biện pháp thu hút tiền vay của Chính phủ càng hấp dẫn thì luồng tiền vốn dịch chuyển từ các khu vực doanh nghiệp và dân cư về ngân sách càng lớn, do đó giảm nguồn tiền chảy vào sản xuất kinh doanh, do đó cản trở tăng trưởng kinh tế. Vay nước ngồi tuy khơng gây hiệu ứng giảm nguồn vốn của khu vực sản xuất kinh doanh nhưng lại phải chịu sức ép từ bền ngoài. Hơn nữa, vay trong nước và vay nước ngồi đều có hiệu ứng “lãi mẹ đẻ lãi con”, càng ngày càng làm nặng thêm gánh nặng nợ của Chính phủ.
Chính phủ phải đa dạng hóa các hình thức vay, đồng thời phải thực hiện nhiều biện pháp để tăng mức độ hấp dẫn cho người vay như tăng lãi suất, mở rộng ưu đãi
thuế thu nhập,… càng tăng cường đi vay, cả nợ gốc và lãi đều ngày càng tăng, Chính phủ càng chất thêm gánh nặng nợ và càng làm giảm quyền lực tài chính của mình bởi phải dành ra một phần để chi trả các khoản nghĩa vụ nợ đáo hạn bắt buộc. Đầu tư công tăng cao, dẫn đến thâm hụt ngân sách lớn, nợ công tăng lên sẽ kéo theo lãi phải trả tăng. Đến lượt nó, lãi phải trả tăng sẽ chất thêm gánh nặng lên thâm hụt ngân sách. Vòng luẩn quẩn này sẽ trầm trọng hơn trong bối cảnh lãi suất tăng cao, tăng trưởng thấp, hiệu quả sử dụng NSNN thấp.
Hình 3.1: Vịng luẩn quẩn thâm hụt ngân sách và nợ công
Lãi phải trả tăng Thâm hụt ngân sách
Vay bù đắp thâm hụt Nợ cơng tăng
Từ phân tích trên có thể thấy, về nguyên tắc trong điều kiện nền kinh tế có tăng trưởng dương, khi tỷ suất giữa tổng mức dư nợ trên GDP ổn định thì Chính phủ có thể tăng chi tiêu, tăng đầu tư triển khai các chương trình, chiến lược phát triển, thực hiện điều chỉnh kinh tế, kích thích tăng trưởng,…Tuy nhiên, khơng thể vay nợ tràn lan để bù đắp chi ngân sách vì lãi trả nợ sẽ tăng lên, tạo gánh nặng nợ cho quốc gia.
- Chính sách quản lý nợ cơng
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm quản lý nợ công ở Việt Nam. Một số Luật liên quan như Luật Quản lý Nợ công 2009, Luật NSNN (2002),… Bên cạnh đó, đối với hoạt động quản lý nợ công được điều chỉnh bằng các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định, Quyết định của Chính phủ và TTCP như: Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, căn cứ vào các nghị định này, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như phân cấp va quản lý bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngồi của Chính phủ, xây dựng chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thơng tin nợ.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài tương đối đồng bộ và đầy đủ thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ phù hợp với Luật NSNN (2002). Khuôn khổ pháp luật và thể chế cho quản lý nợ cơng đã có những bước cải thiện đáng kể từ khi Luật Quản lý nợ công (2009) và Nghị định 79/2012/NĐ-CP hướng dẫn nghiệp vụ quản lý về nợ cơng ban hành và có hiệu lực vào 1/1/1013. Vai trò của các thiết chế chủ yếu như Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đã được quy định rõ từ khâu hoạch định chủ trương đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý nợ. Đặc biệt Luật đã quy định rõ Bộ Tài chính có vai trị và trách nhiệm trong quá trình quản lý nợ công. Điều này đã khắc phục được những hạn chế của những năm trước là vai trò và mối quan hệ của Chính phủ và cơ quan Chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN đều chưa rõ. Hơn nữa việc thành lập Cục Quản lý nợ thuộc Bộ Tài Chính là một bước tiến lớn về mặt thiết chế quản lý, đưa Việt Nam tiến sát với các nước có khn khổ pháp lý và thể chế quản lý vững mạnh trên thế giới.
- Diễn biến Nợ công, Thâm hụt và Đầu tƣ công của Việt Nam
Việt Nam mở cửa kinh tế được gần 30 năm và đã đạt được những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước đang phát triển, quy mô nền kinh tế của Việt Nam nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ là chủ yếu. Do đó, hiện tại và trong tương lai gần, việc tăng vay nợ chính phủ nói riêng và nợ cơng nói chung là một nhu cầu tất yếu vì Việt Nam vẫn rất cần sự hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức đơn phương, đa phương trên thế giới để phát triển nền kinh tế.
Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, giai đoạn này Việt Nam vừa qua khỏi chiến tranh và bắt đầu khơi phục kinh tế gần như hồn tồn phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngồi. Nợ cơng của Việt Nam mà chủ yếu là nợ nước ngoài đã tăng lên rất
nhanh trong nửa cuối thập niên 80, phần lớn số dư nợ này là những khoản vay từ Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước XHCN Đơng Âu; ngồi ra cịn có một số khoản vay của một số tổ chức tài chính quốc tế. Sau đó số nợ tăng chậm lại trong nửa đầu thập niên 90, số nợ tồn đọng phát sinh cho đến cuối năm 1990 là 23,27 tỷ USD chủ yếu từ các khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong những năm kinh tế khó khăn lúc đó. Và do chủ yếu phục vụ tiêu dùng nên số vốn vay nước ngồi khi đó khơng có khả năng tái tạo ra nguồn thu nhập, nhất là thu nhập ngoại tệ, để trả nợ nước ngồi
Hình 3.2 : Nợ cơng và thâm hụt ngân sách giai đoạn 1985 - 1989
Đặc điểm của các khoản vay trong giai đoạn này là đi vay theo mục tiêu kế hoạch của nhà nước, vay càng nhiều càng tốt: điều kiện vay khá ưu đãi ( lãi suất thấp hoặc thời gian vay dài 20-30 năm); vay và trả nợ thông qua hàng hóa theo cam kết giữa các nước trong CMEA; cơ cấu vốn vay mất cân đối vì nhiều khoản vay chỉ để nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm 50,1% và 25,1 % là nhập thiết bị, chỉ có khoản 25% vốn huy động trong thời kỳ này dành cho đầu tư mà lại đầu tư theo hướng xây dựng một cơ cấu kinh tế mang tính tự cấp tự túc, khép kín và phần cịn lại chủ yếu là bù đắp thâm hụt ngân sách, giải tỏa căng thẳng trong tiêu dùng. Chính vì vậy khơng cải thiện được năng lực trả nợ, làm tích tụ ngày càng nhiều cả nợ mới, nợ cũ quá hạn lẫn lãi cả trong hạn lẫn quá hạn. Giai đoạn này Việt Nam chưa có chiến lược và chính sách quản lý nợ phù hợp, chưa tính đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.