Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 80)

F-statistic [Probability]

Dependent

Variable GDP DPDEBT IG L DOPEN

ECTt-1 (p-value) GDP … 4.054636 * [0.0452] 0.391270 [0.6845] 0.9321** [0.070741] 0.794875 [0.474] 0.001089 (0.0974) DPDEBT 3.246522 * [0.0747] 6.959246* [0.0098] 1.017613 [0.3906] 4.348939* [0.0380] -0.0073876 (0.0000) IG 0.035758 [0.9650] 2.577736 0.1171 0.587955 [0.5707] 0.277867 [0.7621] -0.000582 (0.7404) L [0.008618) [0.9914] [0.997351] [0.3975] 3.252047* [0.0744] … 0.940536 [0.4174] 0.001374 (0.385631) DOPEN 0.132965 [0.8768] 3.807383* [0.0524] 0.084011 [0.9200] 1.612587 [0.2397] … -0.022636 (0.956843) Nguồn: tác giả tính từ Eviews 7

(*) tương ứng mức ý nghĩa 1% , (**) tương ứng mức ý nghĩa 5%

Có mối quan hệ nhân quả dài hạn hai chiều: giữa nợ cơng và tăng trưởng kinh tế; Có mối quan hệ nhân quả dài hạn một chiều từ đầu tư công, lao động, độ mở đến tăng trưởng kinh tế và từ đầu tư cơng, lao động, độ mở đến nợ.

Có mối quan hệ nhân quả ngắn hạn hai chiều: giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế; cũng quan hệ nhân quả hai chiều ngắn hạn giữa nợ cơng và độ mở thương mại. Có mối quan hệ nhân quả ngắn hạn một chiều từ đầu tư công đến lực lượng lao động và nợ công.

KẾT LUẬN CHƢƠNG IV

Chương IV tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu và kiểm định mơ hình ARDL trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời kiểm định nhân quả Granger để đánh giá tác động mối quan hệ giữa biến nợ công và tăng trưởng kinh tế trong mơ hình kinh tế mở cùng các biến kiểm sốt khác gồm đầu tư khu vực cơng, lực lượng lao động và độ mở thương mại theo các bước:

Bước 1: Thực hiện kiểm định tính dừng của các chuổi số liệu theo thời gian từng

năm trong mơ hình thực nghiệm. Nếu các chuổi này khơng dừng, thì phải lấy sai phân cho tới khi chuổi có tính dừng thì mới đưa vào mơ hình thực nghiệm.

Bước 2: Xác định mơ hình VAR, chọn độ trể tối ưu của các biến trong mơ hình

thực nghiệm.

Bước 3: Thực hiện ước lượng mơ hình ARDL với độ trể tối ưu của các biến.

 Thực hiện kiểm định tính đồng liên kết của các biến thơng qua kiểm định tính dừng của phần dư trong mơ hình ARDL

 Ước lượng các hệ số trong ngắn hạn và trong dài hạn của mơ hình

Bước 4: Kiểm định nhân quả Granger với mơ hình VECM

Dựa vào kết quả kiểm định, mơ hình có các biến dừng ở bậc 0, I(0) là GDP, Đầu tư công và lực lượng lao động; Nợ cơng và độ mở thương mại thì dừng ở cùng bậc 1, I(1). Đây là điều kiện để đảm bảo mơ hình kiểm định hiệu quả hơn. Kết quả của kiểm định nhân quả Granger cho thấy Nợ công và tăng trưởng kinh tế có quan hệ Granger hai chiều và các biến kiểm sốt cũng có Granger một chiều đến biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời với biến nợ công.

CHƢƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1.Giới thiệu

Luận văn đã đạt được hai mục tiêu chính. Thứ nhất, đánh giá các chính sách và tình hình thực hiện các mục tiêu vĩ mơ của Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu, trong đó tập trung sự đánh giá nợ công và tăng trưởng kinh tế cũng như các chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ có liên quan. Thứ hai, phát triển mơ hình kinh tế mở để đo lường tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong khoảng thời gian 1986 – 2013, mở rộng với các biến kiểm sốt: đầu tư cơng, lực lượng lao động và độ mở thương mại. Qua đó kiểm tra tăng trưởng kinh tế phản ứng như thế nào trước sự thay đổi của các biến số vĩ mơ trong đó chú trọng nợ cơng.

5.2.Các kết luận tổng quát.

Nghiên cứu thực hiện kiểm tra tăng trưởng kinh tế, nợ công đã thay đổi như thế nào trong các giai đoạn phát triển và chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy:

 Tình hình vay nợ của việt nam trong thời gian nghiên cứu có nhiều biến động. Khi đất nước thoát khỏi chiến tranh bước vào xây dựng đất nước đổi mới kinh tế từ xuất phát điểm lạc hậu, bị bao vây cấm vận nên phụ thuộc nhiều vào bên ngoài chủ yếu là các quốc gia XHCN trong đó chủ Nga, Cuba do đó dư nợ tăng nhanh, đó cũng do việc xác định mơ hình tăng trưởng, cơ chế quản lý kinh tế bao cấp không phù hợp.

 Nợ công bước đầu phát huy hiệu quả của nó khi chúng ta thực hiện đổi mới triệt để cơ chế quản lý kinh tế, mở cửa thực hiện thương mại quốc tế, nhưng do ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ, việc quản lý chưa hiệu quả và mơ hình phát triển về số lượng hơn là chất lượng đã làm cho nợ cơng có nhiều biến động theo xu hướng tăng. Nhìn chung sự biến thiên tăng trưởng kinh tế có gắn kết rất chặc chẻ với sự thay đổi của thâm hụt ngân sách, nợ công, đầu tư công, lực lượng lao động và độ mở thương mại của nền kinh tế.

Nghiên cứu thực nghiệm với mơ hình kinh tế mở đo lường tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong khoản thời gian 1986 – 2013, mở rộng với các biến kiểm sốt: đầu tư cơng lực lượng lao động và độ mở của nền kinh tế. Đầu tiên tác giả ước lượng hệ số dài hạn của phương trình tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy ước lượng cho thấy tăng trưởng kinh tế có quan hệ trực triếp với nợ cơng và độ mở thương mại. Tiếp đó, mơ hình ECM được triển khai để thực hiện ước lượng các hệ số hồi quy trong ngắn hạn của phương trình tăng trưởng kinh tế. Phát hiện cho thấy rằng, tăng trưởng kinh tế có quan hệ với nợ cơng và độ mở thương mại cả trong ngắn hạn; hệ số ECT có ý nghĩa trong mơ hình. Nghĩa là có sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn.

5.2.1. Các phát hiện chính

Trong luận văn, phương pháp chủ yếu dược sử dụng là mơ hình ARDL. Các thủ tục kiểm định đã được áp dụng chặc chẻ. Phương trình tăng trưởng được ước lượng có các điểm quan trọng.

 Với dữ liệu chuổi thời gian từ năm 1986 – 2013 cho thấy nợ cơng có quan hệ âm với tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và trong dài hạn kết quả này khác với nghiên cứu về ngưỡng nợ công của Việt Nam được tiến hành bởi Sử Đình Thành (2012) cho rằng nợ cơng và tăng trưởng kinh tế có quan hệ phi tuyến với ngưỡng nợ công là 75,8%/GDP vượt ngưỡng thì nợ cơng tác động âm lên tăng trưởng kinh tế.

 Nợ cơng có quan hệ Granger hai chiều với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn.

 Độ mở thương mại có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và cả trong ngắn hạn .

 Độ mở thương mại có quan hệ Granger một chiều lên tăng trưởng kinh tế.

 Các biến đầu tư công và lựu lượng lao động tuy khơng có quan hệ trực tiếp với tăng trưởng kinh tế, nhưng xét quan hệ nhân quả Granger thì chúng có quan hệ một chiều với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời cũng có quan hệ Granger một chiều với nợ cơng

5.2.2.Các hàm ý chính sách

Mơ hình nghiên cứu cho thấy nợ cơng có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế trong thời gian nghiên cứu, điều này được hiểu việc huy động nguồn lực từ bên ngoài để góp phần thúc đẩy tăng kinh tế khơng đạt mục tiêu như mong muốn. Kết quả này cho thấy viện sử dụng và quản lý nợ công ở Việt Nam thời gian qua chưa thật sự hiệu quả để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy hiệu quả của nợ vay chúng ta cần phải xác định rõ ràng mối quan hệ giữa nợ công, đầu tư công và mức độ bền vững ngân sách. Theo quy định hiện hành của Việt nam, đầu tư cơng và nợ cơng có mối quan hệ rất mật thiết theo pháp lý quan trọng nhất quy định mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công là Điều 8, Luật NSNN 2002, hơn nữa tránh trường hợp vay bù đắp cho bội chi ngân sách tức là các khoản vay nợ của chính phủ khơng sinh lợi làm cho đầu tư cơng, nợ chính phủ và thâm hụt NSNN thành một vịng luẩn quẩn. Cũng cần phải quan tâm quan hệ giữa đầu tư cơng và nợ chính phủ bảo lãnh cho các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước thực hiện đầu tư, nhưng việc đầu tư kém hiệu quả làm cho cơ cấu nợ này tăng lên trong tổng dư nợ. Hiện nay tỷ trọng nợ chính quyền địa phương cịn khá thấp so với quy định của luật NSNN không quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản trong nước của chính quyền địa phương, do đó cũng cần xem xét mối quan hệ giửa đầu tư cơng và nợ chính quyền địa phương.

Khi đánh giá tình hình nợ cơng quốc gia chúng ta xét tỷ lệ nợ công /GDP để xác định mức độ an toàn là chưa đủ và chưa phản ánh đúng thực chất vấn đề. Do đó, cần phải xem xét quy mơ nợ cơng so GDP phải phân tích kỹ cùng với các tiêu chí: giới hạn nợ, cơ cấu nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ… Như vậy, để đánh giá mức nợ cơng an tồn và bền vững thì cần phải xem xét toàn diện trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như thâm hụt ngân sách, năng suất lao dộng tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn ICOR) của nền kinh tế… Tỷ lệ nợ công so với GDP bao nhiêu không phải là vấn đề con số mang tính chất tuyệt đối, mà quan trọng là tính đến khả nang trả nợ của quốc gia như thế nào.

Mặc dù tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cịn nằm trong giới hạn an tồn nhưng cơ cấu nợ công đang hàm chứa nhiều rủi ro. Từ góc độ chính sách kết quả thảo luận

trong nghiên cứu này có thể giúp định hình các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong đó có các chính sách liên quan về vay, quản lý nợ và giảm nợ quốc gia như sau:

Tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba – khóa XI đã khẳng định cần đẩy nhanh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: Tái cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công; Tái cơ cấu thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Theo định hướng đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần kiên quyết thực hiện việc tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới phát triển theo chiều sâu, mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn thông qua việc đảm bảo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và nền tài chính lành mạnh. Phát huy nội lực của nền kinh tế nội địa, gia tăng tiết kiệm nội địa để giảm dần sự lệ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Giải pháp này là cơ sở để gia tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho đầu tư phát triển và giảm bớt rủi ro khi có sự suy giảm của các dòng vốn đầu tư nước ngồi, có sự biến động của nền tài chính tồn cầu về lãi suất, tỷ giá… Một điểm quan trọng trong việc đảm bảo sự bền vững NSNN là cần thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước, định vị lại vai trị của các khu vực này trong nền kinh tế, xác định rõ vai trò chủ sở hữu của nhà nước, lành mạnh hóa năng lực tài chính của các DNNN qua đó góp phần lành mạnh hóa năng lực tài chính của nhà nước. Thực hiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, giảm bớt số lượng doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối trên cơ sở thực hiện rà soát lại ngành nghề kinh doanh. Kiên quyết khắc phục tình trạng các DNNN đầu tư ra các ngành mà khơng phải ngành nghề chính. Giảm dần sự lệ thuộc của nền kinh tế vào vốn ngân hàng, vốn đầu tư nước ngồi. Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai.

Tái cấu trúc đầu tƣ công

Nghị quyết số 10/2011/QH13 ngày 08/11/2011 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 đã khẳng định về phương hướng tái cơ cấu đầu tư công như sau: “Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng sửa đổi quy chế phân cấp quản lý, trước

hết là đầu tư từ nguồn NSNN và trái phiếu Chính phủ, phải bảo đảm nguyên tắc chỉ quyết định đầu tư đối với các dự án đã đủ thủ tục theo quy định và khi đã xác định rõ nguồn, mức và khả năng cân đối nguồn vốn. Khẩn trương xác định các tiêu chí và thứ tự ưu tiên làm căn cứ để phê duyệt hoặc cắt giảm dự án đầu tư. Việc quyết định phê duyệt dự án có nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình mục tiêu, các khoản hỗ trợ có mục tiêu phải được kiểm sốt chặt chẽ, có sự thẩm định về nguồn vốn và cân đối vốn của cấp có thẩm quyền ở Trung ương. Bảo đảm các yêu cầu về tiến độ, trình độ cơng nghệ, chất lượng và an toàn các dự án, cơng trình quan trọng quốc gia”.

Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Đề án đã tạo, góp phần quan trọng trong việc thống nhất và cụ thể phương hướng, kế hoạch tái cơ cấu đầu tư công, trong giai đoạn 2013 – 2020. Đề án xác định cần đổi mới cơ bản thể chế phân bổ, phân cấp, quản lý, sử dụng và giám sát, đánh giá đối với đầu tư nhà nước. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm thực hiện tái cơ cấu đầu tư công, như Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/11/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 07/12/2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương, Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN, trái phiếu Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm tăng cường thu hút, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/12/2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức hợp tác PPP. Ngoài ra, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến các cấu phần của đầu tư cơng cũng từng bước được hồn thiện.

Một là, xác định rõ mục đích của chính sách đầu tư công phải phục vụ trước hết cho việc thúc đẩy và hỗ trợ phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng

cuộc sống và phúc lợi cho người dân. Tái cơ cấu đầu tư công không chỉ làm giảm đầu tư nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà còn hướng đến việc kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với đảm bảo ngày càng tốt hơn công bằng và tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Do đó, cần phát huy vai trò định hướng của đầu tư công trong phát triển

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w