Bước sang giai đoạn này, Quốc Hội đã có qui định về việc chấm dứt phát hành tiền trực tiếp để bù đắp bội chi NSNN, thay vào đó là việc vay trong và ngồi nước. Từ năm 1993 nhiều quan hệ quốc tế song phương và đa phương được Việt Nam thiết lập để tận dụng các khoản vay ưu đãi. Cịn vay trong nước thơng qua việc phát hành các loại trái phiếu chính phủ ngắn hạn, trung và dài hạn.
Trong giai đoạn này cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp vẫn chưa được xóa bỏ hồn tồn, một số nội dung chi cịn mang nặng tính bao cấp, kinh tế quốc doanh vẫn chủ yếu dựa vào NSNN, chính vì thế cân đối ngân sách ln bị dộng và căng thẳng dẫn đến vay bù đắp bội chi chỉ chú trọng việc giải quyết nhu cầu chi cho có sự quan tâm đến vấn đề quản lý nợ.
Trong bối cảnh cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mới yêu cầu cân đối NSNN phải có những chuyển biến nhất định. Ngày 20/03/1996 Quốc hội thơng qua Luật NSNN và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1997, cùng với sự ra đời của các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN của Chính phủ và Bộ tài chính một cách kịp thời làm cho công tác quản lý và cân dối NSNN chuyển sang một giai đoạn mới. Ngày 25/08/1998 Luật NSNN được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với việc triển khai Luật thuế mới và thực hiện đầu năm 1999.
Khi luật NSNN được thi hành thì kỷ luật tài khóa tổng thể được thiết lập với việc quyết định tỷ lệ dộng viên vào NSNN trên GDP; tỷ lệ chi NSNN trên GDP từ đó gián tiếp qui định mức bội chi NSNN; mức vay nợ trong và ngoài nước để bủ đắp bội chi
NSNN. Kết quả là tổng thu từ 1990-2000 đạt 20,03% tăng đều qua các năm , trong đó từ 1996-2000 đạt 20,88%. Tổng chi không biến động nhiều từ đó làm cho bội chi được kiểm sốt giảm dần và tăng nhẹ vào năm 2000.
Bảng 3.4: Nợ công, thâm hụt ngân sách và tăng trƣởng kinh tế
Năm Tổng thu (%/GDP) Tổng chi tiêu chính phủ (%/GDP) Thâm hụt (%/GDP) Debt/ GDP (%) Tăng trƣởng (%) 1990 14.67 21.89 7.23 450.64 5.09 1991 13.50 15.75 2.25 350.74 5.81 1992 19.02 21.45 2.43 229.30 8.70 1993 21.75 26.39 4.64 174.60 8.08 1994 23.59 25.24 1.64 153.50 8.83 1995 23.32 24.07 0.75 111.10 9.54 1996 22.93 23.64 0.71 94.40 9.34 1997 21.12 21.95 0.83 76.10 8.15 1998 20.21 20.34 0.13 79.30 5.76 1999 19.63 21.21 1.58 75.80 4.77 2000 20.55 23.36 2.81 41.70 6.79 BQ 1990-2000 20.03 22.30 2.27 167.02 7.35 Nguồn: Bộ tài chính
Dữ liệu bảng trên cho thấy nợ công của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2000: mức nợ cao nhất là 450%GDP (1990), thấp nhất 41,7%GDP (2000). Nợ cơng trung bình của cả giai đoạn là 167,02%GDP và tăng trưởng bình quân 7,35% năm.
Thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế 1991-2000 với đường lối tăng cường hội nhập và mở cửa, từ năm 1991, Việt Nam đã bắt đầu triển khai các hoạt động nhằm xử lý các khoản nợ quá hạn, đặc biệt là tham gia các vòng đàm phán xử lý nợ quá hạn. Từ sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ vào đầu thập niên 90 thì nhờ vào kinh tế tăng trưởng nhanh nửa sau thập niên 90 và cộng với việc giảm nợ và xóa nợ của các nhà tài trợ nhờ đó tổng nợ giảm liên tục. Kết quả cụ thể đến năm 1993, các nước thành viên Câu lạc bộ Paris đã đồng ý giảm 50% số dư nợ thương mại cho
Việt Nam, đồng thời hoãn trả nợ trong 23 năm. Nợ ODA cũng được hoãn trả trong 30 năm với lãi suất ưu đãi hơn và thấp hơn so với lãi suất ban đầu.
Như vậy, trong giai đoạn 1990-1995 nợ cơng bình qn 244%GDP thì đến giai đoạn 1996-2000 nợ cơng của Việt Nam giảm xuống chỉ cịn ở mức 73%GDP; nợ công giảm xuống kéo theo mức độ tăng trưởng kinh tế bình qn giảm, từ 7,67% xuống cịn 6,96%.