Nợ cơng và thâm hụt so với GDP

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 50)

Nguồn: ADB và Sử Đình Thành (A12)

- Giai đoạn 2001- nay

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và như thế sẽ bị tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, với nhiều rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mơ. Chính vì thế Việt Nam đã xác định mục tiêu của chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 là phát triển nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh.

Quan điểm của Đảng và nhà nước là đổi mới chính sách tài khóa phải tn thủ, đáp ứng cho mục tiêu tổng quát và cụ thể trên cơ sở quan hệ hài hòa giữa 3 yếu tố ổn

TĂNG TRƢỞNG

HỘI NHẬP AN TỒN

ỔN ĐỊNH

Hình 3.5 : Ổn định – Tăng trƣởng và Hội nhập an toàn

Trong giai đoạn này quy mơ thu NSNN bình qn 22-23% GDP và quy mơ chi NSNN bình quân 28-29% GDP như vậy bội chi NSNN vào khoảng 6-7%GDP và tình hình thực tế cho thấy cụ thể là quy mơ thu thực tế đạt bình qn 25,76%, cao nhất vào năm 2004 đạt 27,77%GDP, thấp nhất vào năm 2001 đạt 21,59%GDP làm cho thâm hụt bình qn của cả giai đoạn là 1.42%, trong đó có những năm 2004,2006 và 2008 cán cân thu chi dương. Năm 2010 thâm hụt ở mức 2,06%GDP sang năm 2011 tỷ lệ này giảm còn 0,47% nhưng hai năm kế tiếp thì tăng mạnh trở lại đạt 4,35% (2012) và 4,67% (2013).

Hình 3.6: Thu – Chi NSNN, Bội chi so với GDP và tăng trƣởng kinh tế 2001-2013

Nguồn: Bộ tài chính và Tổng cục thống kê

Cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra, Việt Nam bị ảnh hưởng làm cho thâm hụt tăng vọt trở lại đạt 4,16%(2009). Điều này dẫn đến nợ công từ 38% (2007) tăng vọt lên đến 58,7% (2011). Tính cho cả giai đoạn 2006-2013, nợ cơng bình qn khoảng 49,7%GDP, cao hơn giai đoạn trước đó là 42,12%GDP . Nợ cơng tăng trong khi tăng trưởng kinh tế lại có chiều hướng giảm xuống bình qn 6,43%(bảng).

Bảng 3.5: Diễn biến nợ công và tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 1986-2013 Các giai đoạn Nợ công (%) Tăng trưởng (%) Giai đoạn 1986-1989 174.08 4.29 Giai đoạn 1990-1995 244.98 7.67 Giai đoạn 1996-2000 73.46 6.96 Giai đoạn 2001-2005 42.12 7.50 Giai đoạn 2006-2013 49.70 6.43 Trung bình 1986-2013 115.19 6.64

Nguồn: ADB và Sử Đình Thành(A12).

Hình 3.7: Nợ cơng, Bội chi so với GDP và tăng trƣởng kinh tế 2001-2013

Nguồn: ADB, Bộ Tài Chính và Sử Đình Thành(A12)

So với các nước Đông Nam Á, tỷ lệ nợ Chính Phủ Việt Nam chỉ đứng sau Singapore, Lào và Malaysia. Nếu loại trừ Sigapore, có thể thấy Malaysia có trình độ phát triển cao hơn nhưng tỷ lệ nợ công lại ở mức xấp xỉ Việt Nam. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ Chính Phủ Việt Nam cũng cao hơn mức trung bình của các nước so sánh, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển Châu Á. Trung Quốc là nước có tỷ lệ nợ cơng thấp nhất trong nhóm so sánh, mặc dù có thể chế chính trị tương đồng và quy mô khu vực công rất lớn như Việt Nam.

120% 100% 80% 60% 40% 20% 0%

Hình 3.8: Tỷ lệ nợ cơng trên GDP của Việt Nam và các nƣớc so sánh

tính đến năm 2013

Nguồn: IMF (2013)

Trên thực tế, những năm qua nợ của công của Việt Nam tăng nhanh cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ nợ công trên GDP (Bảng 3.6).

Bảng 3.6 : Số liệu nợ công Việt Nam từ 2006 – 2012

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Cộng 15,641.33 19,252.56 21,816.50 27,928.67 58,913.07 66,391.18 77,480.98 Nợ nước ngoài 13,920.70 16,626.24 18,833.19 24,149.46 32,741.27 37,643.91 42,097.02 Nợ trong nước 1,720.63 2,626.32 2,983.31 3,779.21 26,171.80 28,747.27 35,383.96 Nợ công/GDP (%) 44.50 47.00 49.60 52.90 56.30 54.90 55.70 Nợ nước ngoài/GDP (%) 31.40 32.50 29.80 39.00 42.20 41.50 41.10 Nợ Chính phủ/GDP (%) 44.60 43.20 43.30

Nợ Chính phủ so với thu ngân sách (%) 157,90 162,00 172,00 Nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN (%) 17.60 15.6 14.60 Nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu (%) 4.00 3.80 3.30 4.20 3.40 3.50 3.50

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7/2011

và Bản tin nợ công số 2 năm 2013, Bộ Tài chính

Theo số liệu từ Bộ Tài Chính, quy mơ nợ ngày càng lớn và tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu năm 2006, nợ công khoảng gần 16 tỷ USD chiếm 44,5% GDP, tuy nhiên đến năm 2012, mức nợ đã tăng lên 77 tỷ USD (5 lần), chiếm 55,7% GDP.Nợ nước ngoài và nợ trong nước của Chính phủ đều tăng, việc phát hành trái phiếu Chính phủ thành cơng cùng với việc thu hút vốn ODA từ nước ngồi làm cho tổng mức nợ của Chính phủ tăng lên trung bình đạt 43% trong 3 năm gần đây. Về cơ cấu nợ, trước năm 2010, nợ nước ngoài chiếm tỷ trong khá lớn (hơn 80%) trong tổng số nợ công, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm trong các năm 2010 – 2012.

Số liệu nợ công của Việt Nam có sự chênh lệch đáng kể so với sự đánh giá của các tổ chức quốc tế. Theo The Economist Intelligence Unit, nợ công của Việt Nam năm 2001 là 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP, bình quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 144 USD. Nhưng tính đến hết năm 2010, nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 54,3% GDP và Việt Nam được xếp vào nhóm có mức nợ cơng trên trung bình. Như vậy, trong vòng 10 năm từ 2001 đến nay, quy mô nợ công đã tăng gấp 5 lần so với tốc độ tăng trưởng nợ trên 15% mỗi năm. Nếu tiếp tục với tốc độ tăng này chỉ trong vòng 5 năm nữa, đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như hai nước thành viên EU lâm vào khủng hoảng nợ công gần đây là Hy Lạp (133,6% GDP), Ailen (129,2%GDP). Nợ công đạt trên 100% GDP là một con số không nhỏ đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2012, tổng nợ Chính Phủ vào khoảng 55.7% GDP, trong đó nợ nước ngồi chiếm 30.6%, phần cịn lại (25.1%) là nợ trong nước. Trong cơ cấu nợ Chính Phủ, nợ nước ngồi ln chiếm tỷ trọng lớn hơn mặc dù có xu hướng giảm trong thời gian qua (năm 2010 là 65% đã giảm xuống còn 55% trong năm 2012). Điều cần lưu ý là trong cơ cấu nợ nước ngồi, các khoản nợ của khu vực Chính Phủ ln chiếm tỷ trọng lớn khoảng 75%, trong khi nợ của khu vực tư nhân chỉ khoảng 25%. Mặc dù nợ của khu vực Chính Phủ có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao, điều này tạo ra sự chèn lấn trong đầu tư và phát triển của khu vực tư nhân khi mà năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng nợ vay của tư nhân tỏ ra hiệu quả hơn.

Hình 3.9: Cấu trúc nợ của Việt Nam (%GDP) tính đến cuối năm 2012

Nguồn: Bộ tài chính

- Tình hình trả nợ

Từ năm 2006 đến nay, tình hình trả nợ cơng của Việt Nam không ổn định và hầu như khơng có sự gia tăng đáng kể về giá trị, trung bình hàng năm Việt Nam dành ra trên 3,5% GDP để chi trả nợ và viện trợ. Tỷ lệ trả nợ/tổng nợ công giảm dần qua các năm, từ 9,09% năm 2006 xuống cịn 6,53% năm 2010. Trong khi đó, quy mơ của các khoản nợ công ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng.

Bảng 3.7: Tình hình trả nợ của Việt Nam2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng trả nợ trong kỳ 764.51 885.90 1,103.88 1,290.94 6,547.07 7,485.76 10,215.77 Tổng trả nợ gốc trong kỳ 435.51 504.83 679.49 806.56 4,570.34 5,236.11 6,422.21 Trả lãi và phí 329.00 381.07 424.39 484.38 1,976.73 2,249.65 3,793.56

Nguồn: Bản tin nợ nước ngoài số 7, tháng 7/2011

và Bản tin nợ công số 2 năm 2013, Bộ Tài chính

3.3. Đánh giá về nợ cơng và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam

3.3.1. Thành tựu

Thông qua các chương trình đầu tư cơng, nợ cơng của Việt Nam được chuyển tải vào các dự án đầu tư nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững. Nhìn chung, việc sử dụng nợ công của Việt Nam trong những năm vừa qua đã mang lại một số hiệu quả tích cực. Cụ thể như sau:

Một là, nợ công đã đáp ứng được nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và

cân đối NSNN. Nợ công giai đoạn 2006 - 2013 là 49.70%, bù đắp bội chi NSNN

khoảng 5% GDP. Ngoài ra, nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện mơi trường, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các dự án quan trọng quốc gia... đều được đầu tư bằng nguồn vốn vay công.

Hai là, các chỉ số nợ công hiện nay nếu theo chiến lược dài hạn và chương trình

nợ cơng trung hạn thì đang trong giới hạn an tồn.

Ba là, các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất cố định

và ưu đãi; Chẳng hạn như các dự án của WB hay ADB thường khoảng 20 - 30 năm, thậm chí có dự án 40 năm; thời gian ngắn hạn từ 5 đến 10 năm; lãi suất 11 - 12%. Thực tế khoảng 80% khoản vay là vay ưu đãi nên áp lực nợ công khơng lớn lắm và có thể nói là nằm trong tầm kiểm soát được.

Bốn là, cơ cấu đồng tiền vay đa dạng, đặc biệt những năm gần đây tỷ giá đồng Việt Nam và đồng đô la tương đối ổn định, Nhật Bản nới lỏng chính sách tiền tệ nên đồng yên yếu đi, Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều trong chính sách tỷ giá, giảm thiểu rủi ro. Về cơ

cấu nợ thì xu hướng giảm tỷ trọng nước ngồi trong cơ cấu Chính phủ với tiêu chí tỷ trọng hàng năm là nợ trong nước tăng lên và nợ nước ngoài giảm đi.

Năm là, hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh hoạt, không chỉ vay từ

các tổ chức tài chính mà hiện nay vay rất nhiều từ các dịch vụ phái sinh và các văn phịng tài chính khác.

Sáu là, thể chế chính sách dần được hồn thiện, cơng tác quản lý nợ ngày càng

tốt hơn và tiếp cận được thông lệ quốc tế.

3.3.2. Hạn chế

Trong tình trạng lạm phát toàn cầu đang gia tăng, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến về tiền tệ trên thế giới thì quản lý nợ cơng thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Vấn đề nợ công của Việt Nam mặc dù được đánh giá là an toàn nhưng cũng đang tiềm ẩn hàng loạt các mối lo ngại từ quy mơ, đến tính an tồn và khả năng tài trợ nợ công. Rõ ràng, nợ công ở Việt Nam đang tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành căn bệnh kinh niên, đầu tư không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất tăng cao khiến cho việc tài trợ nợ công ngày càng trở nên đắt đỏ và tạo áp lực tín dụng dài hạn. Cụ thể, các rủi ro và yếu kém trong việc sử dụng và quản lý nợ cơng có thể được nhắc tới bao gồm:

Một là, nợ cơng của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh cả nợ trong nước và nợ nước ngồi với mức bình qn 5-7%GDP/năm. Bản tin nợ nước ngồi của Bộ Tài chính cho thấy gánh nặng nợ nước ngoài đang ra tăng liên tục cả về quy mô nợ, nợ phải trả, và điều kiện nợ. Gánh nặng nợ/đầu người đang ngày càng gia tăng. Theo ước tính với tốc độ tăng nợ công như hiện nay thì sau 5 năm, nợ cơng Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP và có thể xảy ra khủng hoảng nợ cơng.

Hai là, tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn: Tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ NSNN và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ diễn ra khá thường xuyên. Tình trạng dự án, cơng trình thi cơng dở dang, chuyển tiếp, kéo dài, chậm tiến độ vẫn chậm được khắc phục. Điều này cùng với sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như các tập đoàn lớn, dẫn đến đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thốt vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư.

Ba là, nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ cơng bền vững đó là nợ cơng ngày hơm nay phải được trả bằng thặng dư ngân sách ngày mai. Nhưng thực tế tại Việt Nam,

thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thơng lệ quốc tế, đe dọa đến tính bền vững của nợ cơng.

Bốn là, trong thời gian qua, lãi suất và tỷ giá liên tục biến động theo hướng tiền đồng Việt Nam bị mất giá nên đã tạo ra áp lực lãi suất đối với nợ trong nước và áp lực tỷ giá đối với nợ nước ngoài. Trong tương lai, các nguồn vay ưu đãi sẽ giảm dần, chi phí vay nợ sẽ tăng lên do Việt Nam đạt ngưỡng nước cho thu nhập trung bình.

Năm là, khả năng so sánh và giám sát quốc tế về độ an tồn nợ thơng qua các chỉ số giám sát của Việt Nam thấp do hạch toán NSNN chưa được chuẩn hóa và cơng khai. Có sự chênh lệch khá lớn về Tỷ lệ nợ cơng/GDP của Bộ Tài chính và các tổ chức tài chính quốc tế. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy vì chúng ta đã bỏ sót hai tiêu chí tương đối quan trọng là lương hưu và không thống kế hết các khoản vay được chính phủ bảo lãnh khi thống kê nợ công.

Những khoản chi ngồi NSNN đều khơng được tính vào ngân sách tổng hợp hoặc trong các tính tốn thâm hụt NSNN. Việc chưa tập trung thống nhất thu chi của tất cả các khoản thu chi công ở một đầu mối cho thấy nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy đầy đủ quy mô cũng như sự mở rộng của chi tiêu cơng. Ngồi NSNN được cân đối, đã có một lượng lớn trái phiếu Chính phủ phát hành để đầu tư các cơng trình giao thơng và thủy lợi, công trái giáo dục được phát hành để đầu tư kiên cố hóa trường lớp học đã để ngồi cân đối NSNN. Nếu cộng tất cả các loại trên vào cân đối, thì bội chi trong những năm qua không phải chỉ là 5% GDP. Tính cả trái phiếu Chính phủ thì bội chi ngân sách lên tới 9,7% GDP và 8,7% GDP trong hai năm 2009 và 2010. Việc thống kê ngân sách chưa chuẩn xác dẫn đến rất khó tính tốn chính xác các chỉ tiêu tài chính quan trọng như thâm hụt ngân sách hay ngưỡng nợ công.

Sáu là, thông tin về nợ công không minh bạch. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã

bước đầu có những thơng tin cơng khai về nợ công. Trong nợ công cũng mới chỉ quan tâm đến nợ chính phủ nên khó có thể thấy được tồn cảnh vấn đề tài chính cơng và nợ cơng vì khu vực Nhà nước là rất lớn và Chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khu vực này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Trong chương III tác giả trình bày sơ lược về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam – thực trạng cụ thể trong gia đoạn từ 1986 - 2013. Tương ứng với từng giai đoạn thì nợ cơng có tác động đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng sự tác động này chưa đủ cơ sở để đưa ra nhận định một các chính xác là yếu tố nợ công đã tác động lên tăng trưởng kinh tế hay là quan hệ theo chiều ngược lại. Chính vì thế, tác giả triển khai mơ hình nghiên cứu định lượng để đo lường sự tác động này trong chương IV của đề tài.

CHƢƠNG IV

PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

4.1.Giới Thiệu

Đối với mỗi quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với

Một phần của tài liệu Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w