1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng của một số nước
1.3.2. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ
Với Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản tan vỡ - tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp “chết”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỷ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu ngân hàng thương mại, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổ thơng.Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhưng lại khơng có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam nên học cách làm của Mỹ để giải quyết bài toán hiện nay. Trao đổi chuyên gia ngân hàng, cả 3 phương án của Mỹ đều phù hợp. Theo tính tốn của ơng, Việt Nam cần khoảng 7 tỷ USD (tương đương hơn 140.000 tỷ đồng) để mua lại nợ xấu như phương án thứ nhất của Mỹ. Nếu để ngân hàng tự bán nợ xấu sẽ gây thiệt hại thêm bởi với chất lượng nợ như vậy, tỷ lệ chiết khấu rất cao, có thể lên tới 80%- 90%. “Tuy nhiên, với Việt Nam, cần lưu ý để không tạo nên cơ chế 'xin - cho' giữa ngân hàng và công ty mua bán nợ của Chính phủ hay Ngân hàng Nhà nước.Có thể xảy ra chuyện ngân hàng bán một khoản nợ đáng lẽ phải chiết khấu 50% thì họ chỉ cắt 30% thơi. Như vậy sẽ gây thiệt hại cho người dân, tư lợi cho ngân hàng”, chuyên gia này phân tích. Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng khi xử lý nợ xấu, với người đi vay chỉ đơn giản là thay đổi chủ nợ từ ngân hàng sang Chính phủ. Do đó, nếu ngân hàng “bó tay”, Chính phủ nên can thiệp vì chắc chắn sẽ thu hồi món nợ tốt hơn ngân hàng. Thậm chí, doanh nghiệp có thể có những “thực đơn” đa dạng hơn để tái đầu tư, phục hồi sản xuất.
24