Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý, thu hồi nợ xấu tạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 43 - 54)

2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng

2.1.2. Một số tồn tại, hạn chế trong pháp luật về xử lý, thu hồi nợ xấu tạ

xấu tại ngân hàng thương mại

Mặc dù, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đã dẫn hoàn thiện, đặc biệt Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ra đời đã phần nào giải quyết tình trạng này nhưng cũng không

39

phải là giải pháp cụ thể và lâu dài cho tình trạng này nhất là khi Luật còn chưa cụ thể. Các quy định pháp luật hiện hành vẫn còn những vướng mắc cho VAMC và các TCTD trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu:

Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác triển khai,

hướng dẫn từ các bộ, ngành và địa phương:

Tại một số địa phương, dù được cấp ủy, chính quyền sở tại ủng hộ và đánh giá cao về mặt chủ trương của Nghị quyết 42, nhưng trong công tác triển khai thực tế, các cấp chính quyền và cơ quan hữu quan trên địa bàn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, xem đây là lĩnh vực riêng của ngành ngân hàng nên còn vướng mắc trong phối hợp xử lý. Ngồi ra, trong q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, việc thừa kế nghĩa vụ trả nợ giữa pháp nhân mới thành lập và pháp nhân cũ chưa được đồng bộ, một số trường hợp cá biệt pháp nhân mới khơng thừa nhận nghĩa vụ thanh tốn nợ (đã là nợ xấu) của pháp nhân cũ dẫn đến tranh chấp kéo dài tại Tịa án. Bên cạnh đó, thực tiễn áp dụng Điều 98 Luật Thi hành án dân sự cho thấy quy định này đã hạn chế quyền lựa chọn tổ chức định giá gây khó khăn, vướng mắc và chưa đảm bảo tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động.

Thứ hai, khó khăn liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm của các

khoản nợ xấu, cụ thể:

Đối với việc thu giữ tài sản bảo đảm: Thời gian qua, các tổ chức tín dụng báo cáo vẫn gặp khó khăn, vướng mắc do chính quyền địa phương, cơ quan Cơng an các cấp chưa thực sự hỗ trợ việc thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết 42. Nguyên nhân là chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của cơ quan Công an cấp nào (Cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã) đối với việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khi các tổ chức tín

40

dụng và VAMC tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo. Do vậy, thời gian tới, Bộ Công an cần sớm ban hành hướng dẫn để phân công trách nhiệm cụ thể của Cơ quan Cơng an các cấp trong q trình triển khai Nghị quyết 42. Đối với việc thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm và việc nộp thuế khi chuyển nhượng tài sản bảo đảm: Trong quá trình triển khai ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hịa Bình tại Thơng báo số 106/TB-VPCP ngày 22/03/2019 của VPCP, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nhận được kiến nghị của các tổ chức tín dụng phản ánh về việc phải nộp các khoản thuế trước khi thực hiện nghĩa vụ ưu tiên thanh toán cho việc nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng đã làm giảm số tiền thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nhiều trường hợp số tiền bán tài sản bảo đảm không đủ thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng nhưng vẫn phải nộp thuế, gây khó khăn cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chủ nợ có bảo đảm của tổ chức tín dụng. Đối với việc áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm: Đến nay, số lượng các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Tòa còn rất hạn chế, mới ghi nhận 06 hồ sơ được Tòa án thụ lý, điều này phần nào ảnh hưởng đến kết quả xử lý nợ xấu nói chung, cũng như hiệu quả của biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết 42 nói riêng. Bên cạnh đó, trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ/chủ tài sản/bên bảo đảm không hợp tác, chống đối, rất dễ dẫn đến trường hợp cố tình tạo ra các tình tiết mới để đưa vụ án về thủ tục tố tụng thông thường, nhằm mục đích kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Đối với cơ chế tiếp cận thơng tin về tình trạng tài sản bảo đảm: Hiện nay, Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự khơng có hệ thống dữ liệu cho phép các tổ chức tín dụng trích xuất, tra cứu thơng tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. Đồng thời, cũng chưa có hướng dẫn về cơ chế xác định sớm

41

hữu hiệu trong quá trình thẩm định, để xác định tài sản nào đang tranh chấp, tài sản nào đang áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42. Đối với việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự: Theo Điều 14 Nghị quyết 42 hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích cụ thể, thế nào là “ảnh hưởng đến xử lý vụ án và thi hành án”. Do đó, việc có hồn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng.

Thứ ba, về mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trường mua, bán

nợ: Việc phát triển thị trường mua, bán nợ hiện nay vẫn cịn gặp một số khó khăn như: (i) Việc thẩm định giá khoản nợ đang được các tổ chức thẩm định giá thực hiện chưa theo quy chuẩn thống nhất do có sự khác biệt về phương pháp, tiêu chí định giá giữa các tổ chức thẩm định giá; (ii) Việc mua bán nợ xấu chủ yếu diễn ra giữa các TCTD và hai đơn vị mua nợ chính là VAMC và DATC, thiếu những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khác; Việc chuyển nhượng hoặc ủy thác quản lý các khoản nợ này cịn khó khăn vì chưa có thị trường nợ thứ cấp. Đồng thời, chưa có các hoạt động phái sinh như nghiệp vụ chứng khốn hóa tài sản, chứng khốn hóa nợ thường và nợ xấu; (iv) Hiện nay, VAMC chưa được bổ sung vốn điều lệ theo đúng lộ trình đã nêu tại Quyết định 1058.

Thứ tư, về công tác phối hợp trong hoạt động thi hành án dân sự: Tại

một số địa phương, do nhiều nguyên nhân khác nhau, hoạt động thi hành án ngân hàng còn chưa thật sự hiệu quả, việc kê biên, bán đấu giá, cưỡng chế bàn giao tài sản cho người mua đấu giá thành cơng cịn chậm. Nhiều vụ

42

việc thi hành còn tồn đọng thời gian dài, phát sinh nhiều chi phí cho đơn vị xử lý nợ.

Thứ năm, về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thực

hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở; TCTD báo cáo gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng các dự án chưa có Giấy chứng nhận do có sự khác biệt trong áp dụng quy định tại Điều 10 Nghị quyết số 42 và điểm b khoản 2 Điều 194 Luật Đất đai 2013.

Thứ sáu, về thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp:

TCTD báo cáo một số văn phịng đăng ký nhà đất, Sở Tài ngun và Mơi trường từ chối giải quyết đề nghị thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp do khoản 1 Điều 18 Nghị quyết 102/2017/NĐ-CP khơng có quy định trường hợp thay đổi bên nhận bảo đảm theo Hợp đồng mua bán nợ hoặc yêu cầu phải có Hợp đồng sửa đổi, bổ sung Hợp đồng thế chấp và chữ ký của bên thế chấp trên đơn yêu cầu đăng ký thế chấp. Điều này là không thể khả thi trên thực tế vì bên bản đảm thường khơng hợp tác dẫn đến khó khăn trong việc hồn thiện hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đã đăng ký thế chấp.

Thứ bảy, về việc gia hạn phạm vi lựa chọn tổ chức thẩm định giá:

Việc giới hạn tổ chức thẩm định giá nằm trên địa bản tỉnh, thành phố đã làm hạn chế cơ hội lựa chọn được tổ chức định giá có uy tín, năng lực để thực hiện định giá tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương ít tổ chức thẩm định giá hoặc chất lượng thẩm định giá thiếu tin tưởng, thậm chí có khả năng xảy ra tình trạng thiếu minh bạch, câu kết giữa các Chấp hành viên - Thẩm định giá viên - Đấu giá viên. Công tác hướng dẫn tố tụng, thi hành án cịn chưa có được hướng dẫn cụ thể của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng các thủ tục tố tụng rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án; Nghị định 178/1999/NĐ-CP

43

và Nghị định 163/2006/NĐ-CP, tổ chức tín dụng được quyền thu giữ tài sản bảo đảm khi xử lý nợ, nhưng hiện nay, theo Nghị quyết 42, để thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm phải có nội dung thỏa thuận về việc được quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Do vậy, nếu hợp đồng bảo đảm khơng có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ hoặc có thỏa thuận nhưng nội dung khơng rõ ràng có thể gây bất lợi cho tổ chức tín dụng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện quyền lợi của mình. Với cơ chế tiếp cận thơng tin về tình trạng tài sản bảo đảm, hiện nay, tòa án, cơ quan thi hành án dân sự khơng có hệ thống dữ liệu cho phép các tổ chức tín dụng trích xuất, tra cứu thơng tin về tình trạng (có tranh chấp, hay đang áp dụng biện pháp khẩn cấp…) tài sản nên gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 42 về điều kiện để thu giữ tài sản bảo đảm; Về mua bán khoản nợ xấu và phát triển thị trường mua bán nợ: trên thực tế, các tổ chức tín dụng chưa được hướng dẫn cách xác định giá bán thế nào là phù hợp với thị trường; phương pháp chuyển nợ thành vốn góp cịn hạn chế và chưa phát huy được hiệu quả thực tế do giới hạn góp vốn mua cổ phần theo Điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng, khơng được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp; Việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sơi động do chưa có thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bên cạnh đó, nhà đầu tư có nhu cầu mua bán khoản nợ cịn e ngại hành lang pháp lý chưa đầy đủ, rõ ràng, quá trình xử lý nợ trên thực tế gặp nhiều khó khăn về thời gian và chi phí. Ngồi ra, đối với nợ xấu trong lĩnh vực cho vay bất động sản, hiện cịn gặp khó khăn do việc xử lý tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng hiện nay đang gặp một số khó khăn như khách hàng vay có nợ xấu tại tổ chức tín dụng, thế chấp tài sản bảo đảm là tài sản

44

hình thành trong tương lai… nên tổ chức tín dụng khơng thể áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm.

Thực tế hiện nay, sở hữu chéo ngân hàng mặt ngồi có thể giảm, nhưng vẫn cịn đâu đó bên trong sự lịng vịng, lắt léo của các mối quan hệ, “ẩn mình” dưới nhiều tầng lớp do lợi ích nhóm điều phối. Điều này vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hệ lụy khôn lường cho nền kinh tế và hậu quả là các khoản nợ “khó địi”. Bên cạnh đó, việc thối vốn của các doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng cũng gặp khơng ít “trắc trở” do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như đầu năm 2018, VNPT đã lần thứ 3 thất bại khi muốn bán hơn 71 triệu cổ phiếu MSB do khơng có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia. Công ty mẹ - Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) muốn thoái 15% tỷ lệ sở hữu tại Cơng ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) nhưng đến nay vẫn chưa hồn thành. Tổng Cơng ty Vật liệu xây dựng Số 1 (FICO) đã xây dựng phương án thối tồn bộ cổ phần tại Ngân hàng phát triển nhà TPHCM nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được theo kế hoạch. Tổng Công ty phát triển nhà và đô thị (HUD) xây dựng kế hoạch thối tồn bộ vốn tại Qũy đầu tư Việt Nam nhưng từ 2018 đến nay vẫn chưa hoàn thành… Do vậy, việc giảm sở hữu chéo cần những chỉ đạo và hoạt động “mạnh tay”, thực chất hơn nữa để các TCTD tuân thủ, giúp hệ thống ngày càng lành mạnh. Ngoài ra, một số ngân hàng chạy theo lợi nhuận bất chấp quy định của pháp luật, quy định của ngành nên vẫn còn nhiều tiêu cực trong hoạt động cho vay và giao dịch bảo đảm. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN cần được triển khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, nhằm theo dõi chặt chẽ việc chấp hành các quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các cơ quan như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước có thể kết nối để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh

45

những số liệu, thông tin, tránh trường hợp “bình mới rượu cũ” về sở hữu chéo.

Về việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn: Theo quy định, từ năm 2021, cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan khơng được sở hữu cổ phần vượt quá 5% vốn điều lệ của TCTD khác. Cụ thể, từ ngày 1/3/2019, Thông tư số 46/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một TCTD và người có liên quan của cổ đơng đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Đó cũng chính là lý do các ngân hàng chạy đua thoái vốn khỏi TCTD khác trong thời gian vừa qua. Thông tư 46 cũng yêu cầu TCTD phối hợp với cổ đơng lớn rà sốt, xác định danh sách cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đơng đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một TCTD khác; TCTD đầu mối phối hợp với TCTD khác, nhóm cổ đơng lớn có liên quan lập kế hoạch khắc phục việc sở hữu cổ phần vượt giới hạn, triển khai thực hiện kế hoạch khắc phục đảm bảo chậm nhất đến ngày 31/12/2020, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhóm cổ đơng lớn có liên quan tn thủ quy định tại Luật Các TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung). Việc NHNN ban hành Thông tư 46 là động thái rất tích cực, quyết liệt của Ngân hành nhà nước trong tiến trình giảm dần tình trạng sở hữu chéo vốn và các khoản nợ trong hệ thống TCTD Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng đặt mục tiêu: “Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD có liên quan; đẩy mạnh thối vốn ngồi ngành của các ngân hàng thương mại”. Xử lý tình trạng sở hữu chéo đã và đang có những tín hiệu tích cực, song cũng cần thẳng thắn nhìn nhận cịn có nhiều khó khăn cho các ngân hàng.

46

Từ tháng 01/2018 đến 31/8/2019, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 2.259 cuộc thanh tra, kiểm tra và ban hành kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra đối với 2.077 cuộc thanh tra, kiểm tra nhằm yêu cầu các tổ chức tín dụng khắc phục sai phạm hoặc chấn chỉnh, cảnh báo nguy cơ rủi ro gây mất an toàn hệ thống… Đồng thái trên là thành quả nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc thúc đẩy quá trình giải quyết nợ xấu, kiểm soát các

Một phần của tài liệu Pháp luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)