dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
2.2.1. Khái quát về hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tỉnh Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Tổ quốc, có nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, du lịch, tiềm năng thương mại - kinh tế cửa khẩu, là cầu nối quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Là cửa ngõ của Việt Nam và các nước ASEAN. Trong những năm qua các cấp ủy, chính quyền của tỉnh Lào Cai đã tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế trên để phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy thời gian qua ngành Ngân hàng tỉnh Lào Cai đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ nhằm triển khai thực thi chính sách tiền tệ trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực. Các hoạt động tiền tệ, thanh toán, ngoại hối, nhất là tín dụng ngân hàng đã luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn, lãi suất, ngoại tệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất - kinh doanh, phục vụ đời sống. Ngành ngân hàng tỉnh Lào Cai không ngừng trưởng thành lớn mạnh về mọi mặt trong 69 năm qua (06/5/1951-06/5/2020) và đặc biệt phát triển mạnh mẽ sau 29 năm tái lập tỉnh Lào Cai, xứng đáng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế.
50
Sau khi tái lập tỉnh tháng 10/1991 ngành ngân hàng mới chỉ có Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Lào Cai, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 02 ngân hàng thương mại thành lập sau ngày tái lập tỉnh. Đến nay hệ thống ngân hàng Lào Cai có 13 chi nhánh ngân hàng thương mại, 02 quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển, với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên 1.500 người được đào tạo đầy đủ về chun mơn nghiệp vụ, lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Mạng lưới hoạt động của ngành rộng khắp toàn tỉnh với 61 phòng giao dịch, 3.425 tổ Tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn; 110 cây ATM, 853 thiết bị chấp nhận thẻ (POS); 743 điểm chấp nhận thanh toán quét mã QR; 01 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Thắng đáp ứng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp. Từ chỗ nguồn vốn và dư nợ cho vay rất nhỏ (năm 1991 nguồn vốn 34 tỷ đồng, dư nợ đạt 20 tỷ đồng), đến hết 30/6/2020 đã tăng lên với quy mô tổng nguồn vốn 51.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 46.600 tỷ đồng; Chất lượng tín dụng đảm bảo, nợ xấu chiếm 1,14%/ tổng dư nợ. Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự cố gắng, nỗ lực khơng ngừng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành trên địa bàn.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương và định hướng chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai đã xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động của ngành trong từng giai đoạn với nhiều giải pháp thực hiện năng động sáng tạo, phù hợp với những diễn biến tình hình kinh tế xã hội
51
địa phương. Khơng chỉ tác động đến kinh tế - xã hội tỉnh bằng các chương trình tín dụng, Ngành Ngân hàng Lào Cai đã chủ động khơi thông và mở rộng các dịng vốn tín dụng ngân hàng để đẩy mạnh chủ động tăng trưởng tín dụng bằng việc tham mưu với tỉnh xây dựng Đề án “Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015”. Đồng thời, hoàn thành nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước chủ trì xây dựng Đề án “Đẩy mạnh đầu tư tín dụng ngân hàng đối với các đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011- 2015” theo mục tiêu của 07 Chương trình, 27 Đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Đề án giảm nghèo bền vững... Chủ động xây dựng và đẩy mạnh triển khai Đề tài “Thực trạng và giải pháp bảo đảm nguồn vốn phục vụ 04 Chương trình, 19 Đề án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020”. Từ đây, dịng vốn tín dụng được ưu tiên đầu tư cho các dự án thuộc các ngành, lĩnh vực kinh tế ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu,... góp phần khơi mở những tiềm năng kinh tế của tỉnh, vị thế của một cửa khẩu biên giới cũng ngày càng được tăng cường.
Ngành ngân hàng Lào Cai đã có đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nguồn vốn tín dụng đã tham gia vào hầu hết các lĩnh vực như: Xây dựng cơ bản các cơng trình trọng điểm của tỉnh, đầu tư phát triển hạ tầng, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch, dịch vụ và đặc biệt là cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân, xóa đói giảm nghèo và cho vay các đối tượng chính sách, xây dựng nơng thôn mới, doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã... đầu tư cho nhiều dự án, cơng trình quy mơ lớn, hiện đại tạo điểm nhấn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phát triển cơ sở hạ tầng đến thương mại dịch vụ; vốn tín dụng đã đến được với tất cả các thành phần kinh tế của tỉnh, từ người dân,
52
hộ kinh doanh cá thể, đến các doanh nghiệp... tập trung đầu tư tín dụng cho nền kinh tế lên đến gần 47 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội (vốn đầu tư phát triển) của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 1991 đến nay. Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế đến 30/6/2020 là 46.691 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước 1.595 tỷ đồng; dư nợ cho vay Hợp tác xã 56 tỷ đồng; cho vay hộ sản xuất 9.518 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo 948 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng 8.823 tỷ đồng... Đã góp phần tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng nhanh qua từng năm, nâng cao đời sống người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua các năm, vốn tín dụng ngân hàng đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận vốn vay thuận lợi. Hệ thống ngân hàng Lào Cai không chỉ là địa chỉ yêu mến, tin cậy của đồng bào nhân dân các dân tộc trong tỉnh mà còn là người bạn đồng hành uy tín của các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề trong tỉnh.
2.2.2. Thực trạng xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bàn tỉnh Lào Cai
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào cai, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 tăng cao. Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2019.
Bảng 2.1. Tổng hợp nợ xấu của các tổ chức tín dụng
trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Tháng/ năm Nợ xấu (tỷ đồng) Tổng dư nợ (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
12/2015 569 27.821 2,05
12/2016 910 36.524 2,51
53
12/2018 2.002 49.062 4,08
12/2019 2.092 55.195 3,79
( Nguồn tổng hợp số liệu từ NHNN tỉnh Lào Cai)
Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2019 vẫn ở dưới mức 3%, đây được xem là con số an toàn. Đến thời điểm tháng 12/2018 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 4,08%. Còn theo số liệu công bố của Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai thì tính đến tháng 12/2018 tỷ lệ nợ xấu tăng lên đến 10% (tương đương 4.906 tỷ đồng). Tính đến cuối tháng 12/2019, sau một năm tích cực xử lý, tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ còn 3,79%. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm tỷ lệ nợ xấu đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo thực trạng khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng như chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam và quốc tế chưa tương thích nên các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập cho rằng con số nợ xấu thực tế cao gấp 3-4 lần với công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói chung.
Bảng 2.2. Tổng hợp tỷ lệ nợ xấu của các các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai
TT Ngân hàng Năm 2015 2016 2017 2018 2019 1 VCB 2,47 2,91 2,03 2,26 2,98 2 CTG 0,61 0,66 0,75 1,47 2,47 3 BID 2,68 2,57 2,76 2,67 2,35 4 ACB 0,41 0,34 0,89 2,50 3,34 5 EAB 1,33 1,60 1,69 3,95 2,93
54 6 WTB 2,09 1,01 1,30 7,26 - 7 NVB 2,45 2,24 2,92 5,64 8,78 8 HDB 1,10 0,83 2,11 2,35 - 9 MBB 1,58 1,26 1,59 1,71 2,56 10 SHB 2,79 1,40 2,23 8,81 7,75 11 SCB 1,28 11,40 7,25 7,22 - 12 STB 0,64 0,54 0,58 2,05 2,25 13 EIB 1,83 1,42 1,61 1,32 1,8 Trung bình 1,64 2,15 2,10 3,69 -
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của 13 các tổ chức tín dụng)
Theo số liệu công bố của 13 Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai thì tỷ lệ nợ xấu trung bình trong giai đoạn 2015- 2019 của các ngân hàng này là 2,16% và tỷ lệ này cũng có xu hướng tăng dần theo từng năm. Tăng cao nhất là năm 2018 (3,69%). Tính đến hết năm 2019, tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai đa số đều kiểm soát được dưới 3% tổng dư nợ, chỉ có các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% chỉ có ba ngân hàng trong bảng thống kê ở trên là có tỷ lệ nợ xấu trên 3% là NVB (8,78%), SHB (7,75%), ACB (3,34%). Có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu cao trên dưới 8% tập trung ở các ngân hàng yếu kém, thuộc diện tái cơ cấu (NVB,SCB, SHB)
Ngân hàng Nhà nước tỉnh Lào Cai cho biết, nếu không thực hiện Quyết định số 780/QĐ-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và không xử lý bằng dự phòng rủi ro trong năm 2018 và 2019, thì nợ xấu tồn hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2019 lên tới 12,7%, chứ không phải con số 4,62% nữa. Điều này cho thấy nợ xấu của nhiều ngân hàng hết sức phức tạp, nhất là tình trạng nợ xấu đang có xu hướng tăng ở nhiều ngân hàng.
55
Việc xác định đúng, đủ nợ xấu là điều quan trọng giúp bảng cân đối tài sản của các ngân hàng dần tốt lên. Còn nếu nhà băng nào tiếp tục “cơ cấu” nợ xấu, hay dùng thủ thuật kế toán để đưa ra con số nợ xấu khơng chính xác, thì về lâu dài sẽ khiến tình hình tài chính ở những ngân hàng khơng minh bạch sẽ tệ hại hơn. Điều này thể hiện ở chỗ vẫn cịn rất ít ngân hàng chấp nhận bán khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm với giá thấp. Một lý do nữa khiến họ e ngại bán nợ xấu là cơ chế trách nhiệm về mặt pháp lý. Có thể nói cơ chế pháp lý, đặc biệt là tình trạng hình sự hóa, quy trách nhiệm cho cán bộ ngân hàng nặng nề gây thất thoát đang ám ảnh các lãnh đạo và người có trách nhiệm ở các ngân hàng. Nếu khơng giải quyết cơ chế này thì xử lý nợ xấu sẽ vẫn cịn bế tắc.
Đây không phải là điều bất ngờ khi kinh tế vĩ mơ cịn trì trệ. Nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, khơng bán được hàng nên khó trả nợ vay đúng hạn. Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn chưa kiểm soát tốt các khoản cho vay khi chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Điều này cũng khiến bức tranh nợ xấu của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Lào Cai nói riêng vẫn cịn xám.
Về vai trò của VAMC trong xử lý nợ xấu không dễ dự báo bao giờ xử lý xong, nhưng ngay cả ở điều kiện tốt nhất cũng phải mất vài năm. Tốc độ xử lý nợ xấu của VAMC phụ thuộc vào mấy yếu tố: sự ổn định kinh tế vĩ mô, chu kỳ phục hồi thị trường bất động sản ngắn hay dài và cùng đó là sự nỗ lực vượt qua những điểm nghẽn để giúp cho VAMC cùng các ngân hàng xử lý nợ xấu hiệu quả. Giải quyết triệt để, để tăng hiệu quả thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu hiện nay không chỉ chờ vào mệnh lệnh của cơ quan chức năng, hay vai trị của VAMC hoặc sự nỗ lực của chính các ngân hàng thương mại. Vấn đề quan trọng là phải vượt qua những điểm nghẽn này, đó là:
56
Thứ nhất, vấn đề đầu tiên nằm chính ở khái niệm trái phiếu đặc biệt
mà VAMC trả cho các ngân hàng thương mại khi mua nợ xấu. Tỉ lệ chiết khấu chưa rõ ràng, trong khi một số quy chế để bán nợ cho VAMC lại khá ngặt nghèo, như tổ chức tín dụng có nợ xấu 3% tổng dư nợ và khoản nợ phải được bảo đảm bằng 60% giá trị tài sản bất động sản... khiến ngay các ngân hàng (chưa nói tới các tổ chức khác) ngần ngại khi bán nợ cho VAMC. Thêm vào đó, khơng phải ngân hàng thương mại cứ bán nợ cho VAMC là khoản nợ đó được xóa hồn tồn. Sau 5 năm nếu không xử lý được hết nợ xấu thì ngân hàng thương mại phải lấy lại món nợ đó và ơm số nợ này. Như thế, rủi ro mchính vẫn là các ngân hàng thương mại vì họ bán nợ đi, không biết được chiết khấu và hưởng được bao nhiêu trong khi vẫn phải trích lập dự phịng rủi ro 20% cho các khoản nợ để giảm trừ giá trị trái phiếu. Rõ ràng với những quy định quá chặt có phần lợi cho VAMC như hiện nay thì phần rủi ro bán nợ vẫn thuộc về phía ngân hàng thương mại. VAMC phải nới những điều khoản này, nhất là quy định món nợ phải được đảm bảo bằng 60% giá trị tài sản bất động sản thì ngân hàng thương mại mới mạnh dạn bán nợ cho VAMC. Nếu VAMC cởi bỏ nút thắt này, có thể khơng chỉ nhà đầu tư trong nước mà ngay cả các tổ chức nước ngồi sẽ tham gia vào q trình mua bán nợ cùng VAMC.
Thứ hai, các con số nợ xấu hiện nay chưa phản ánh đúng thực tế.
Hiện VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu chưa thống nhất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn chưa được cơng bố chính xác, đầy đủ. Nếu áp dụng các quy định theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại và trích lập dự phịng rủi ro thì nợ xấu sẽ cao hơn hiện nay. Điều này đồng nghĩa VAMC xử lý nợ xấu trên nguồn số liệu không đồng nhất. Theo VAMC, thông thường, số liệu nợ xấu của hệ thống ngân hành thương mại trên địa bàn tỉnh Lào Cai theo kết
57
quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cao hơn và đáng tin cậy hơn so với số liệu nợ xấu do các tổ chức tín dụng báo cáo thực tiễn. Con số cập nhật chính thức của Ngân hàng nhà nước ở thời điểm gần nhất, cụ thể nếu như nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 4/2019 chiếm tỷ lệ 4,67%