3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại các tổ chức
3.3.5. Các giải pháp khác
* Tham gia bảo hiểm rủi ro
Bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng khi họ không may gặp rủi ro không lường trước, giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân hoặc không bị thanh lý tài sản trong trường hợp rủi ro xảy ra. Khi người dân mua bảo hiểm khoản vay, số tiền khách hàng chi trả cho bảo hiểm sẽ dựa trên gói vay của mình tại ngân hàng. Đối với các hình thức vay tín chấp, ngân hàng rất cần bảo hiểm tín dụng để làm cơ sở đảm bảo an toàn cho khoản tiền cho vay này. Với các khoản vay thế chấp dài hạn như vay mua nhà, vay mua xe... khách hàng có thể giảm được áp lực trả nợ. Kỳ hạn vay vốn dài càng bao hàm yếu tố rủi ro ngay cả khi đã có tài sản đảm bảo. Hiện nay, thị trường cho vay tín dụng ngày càng sơi động, cùng với việc vay vốn khách hàng cũng quan tâm đến việc tham gia bảo hiểm cho khoản vay phòng những
73
bất trắc xảy ra trong quá trình vay vốn. Hiểu được đó rất nhiều ngân hàng tham gia bảo hiểm tín dụng cho những khách hàng vay vốn của mình. Một số ngân hàng tham gia bảo hiểm tín dụng cho khách hàng như: VPBank, OCB, Agribank, Viettin Bank,...
* Xây dựng quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - hướng đến sự quản lý khoa học
Hầu hết, các ngân hàng thương mại Việt Nam (gồm cả các ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài) đều đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO ở các mức độ khác nhau. Nhiều ngân hàng đã triển khai đồng thời các công cụ 5S, Lean, 6 Sigma như Techcombank, MB, Vietinbank… ngay từ khi đưa hệ thống quản lý chất lượng vào vận hành. Đặc điểm chung của các ngân hàng vận hành hệ thống quản lý chất lượng tốt là thành lập bộ phận chuyên trách quản lý chất lượng tại hội sở và chỉ định đại diện lãnh đạo quản lý chất lượng tại Ban Tổng Giám đốc và các đơn vị quản lý, trong đó coi trọng việc truyền bá mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn, kế hoạch nhiệm vụ tới toàn thể cán bộ, nhân viên trong hệ thống đồng thời, duy trì lực lượng đánh giá trong theo định kỳ hoặc đột xuất đối với các đơn vị. Công tác đào tạo, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng, hướng dẫn triển khai các công cụ quản lý chất lượng được tổ chức khá bài bản nhằm nâng cao nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ về hệ thống quản lý chất lượng với những nội dung và các điều khoản cụ thể. Hệ thống đánh giá ngồi được duy trì hàng năm nhằm thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn. Cách thức tổ chức bộ máy duy trì hệ thống quản lý chất lượng của các ngân hàng có thể khác nhau nhưng nhìn chung đều có 3 chức năng cơ bản:
74
Thực hiện chức năng này, bộ phận quản lý chất lượng phải thiết lập cơ chế và cơng cụ kiểm sốt thường xuyên việc tuân thủ quy định và quy trình của tổ chức về các hoạt động đã và đang diễn ra, chủ trì việc đánh giá trong và phối hợp với các tổ chức chuyên nghiệp đánh giá ngoài đối với việc tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng; phát hiện và phân loại lỗi hệ thống; chủ trì thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện việc khảo sát ý kiến khách hàng, đo lường sự hài lòng của khách hàng bên trong và bên ngoài theo bộ tiêu chí và cơng cụ thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu liên tục cải tiến chất lượng và quy trình.
- Chức năng thứ ba là cải tiến quy trình, nâng cao hiệu lực và hiệu quả:
Với chức năng này, ngồi việc duy trì các tiêu chuẩn chất lượng đã được xác lập, hệ thống quản lý chất lượng cịn phải ln ln tìm cách cải tiến quy trình hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả từ việc phát hiện các lỗi hệ thống trong quá trình kiểm tra đánh giá, nhận thơng tin phản hồi từ phía khách hàng và các đơn vị nội bộ, đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tinh gọn, đỡ gây phiền hà, hướng tới năng suất và chất lượng.
Thực tế việc áp dụng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng hiện nay khá phong phú tại các ngân hàng thương mại.Đa số các ngân hàng đều ký kết hợp đồng đánh giá chất lượng với một hoặc một số đối tác chuyên nghiệp về đánh giá và cấp chứng nhận ISO và duy trì việc đánh giá như là một trong những điều kiện bắt buộc để liên tục duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng.Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngân hàng duy trì hệ thống kiểm sốt và đánh giá nội bộ là chính sau khi đã đạt chuẩn chuyên nghiệp ở một mức độ nhất định.
75
Nhìn chung, các ngân hàng thương mại đều nhận thấy lợi ích thiết thực của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và triển khai ở các mức độ khác nhau với các nội dung khác nhau. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, ở một số ngân hàng, việc triển khai cịn mang tính hình thức hơn là thực chất.Nhiều trường hợp đối tượng được đánh giá chỉ lo hoàn thiện hồ sơ để phục vụ đoàn đánh giá; hoặc cho rằng, hệ thống ISO chỉ là duy trì trật tự, sắp xếp văn bản hồ sơ tài liệu. Vì vậy, hiệu quả của việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng khá mơ hồ, đặc biệt khi so sánh với một nguồn lực lớn bỏ ra để duy trì, vận hành và triển khai hệ thống quản lý chất lượng.Một hạn chế khác của các ngân hàng thương mại hiện nay là chú trọng chưa đúng mức đến việc kiểm soát chất lượng dịch vụ nội bộ.Nhiều chỉ tiêu về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ còn mơ hồ, chủ yếu là chỉ tiêu đảm bảo thời gian. Vì vậy, sự thiếu đồng bộ là khó tránh khỏi, sự nể nang cùng với sự không rõ ràng trách nhiệm và các cam kết nội bộ là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ, thiếu thống nhất, tạo kẽ hở cho các vi phạm đạo đức cũng như vi phạm pháp luật đôi khi gây hậu quả nghiêm trọng cho tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ.
Kết luận chương 3
Từ tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay của các các tổ chức tín dụng ở Việt Nam và thực trạng áp dụng pháp luật cho thấy công tác xử lý nợ xấu không phải là việc làm đơn lẻ, mà nó là một chu trình tổng hợp, xen kẽ rất nhiều cách thức khác nhau. Việc xử lý nợ xấu, đòi hỏi sự thống nhất từ việc áp dụng các quy định pháp luật tới việc thực hiện. Theo tác giả giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu hiệu quả nhất hiện nay, đó là có sự phối hợp nhịp nhàng từ nhiều phía. Chính vì vậy, cơng tác xử lý, thu hồi nợ không phải làm đơn lẻ chỉ riêng của một hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, mà đó là một chu trình tổng hợp, xen
76
kẽ rất nhiều cách thức khác nhau, từ pháp luật, chính sách đến các phương thức khác. Các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam có thể xử lý, thu hồi nợ theo một chu trình: dự báo, phịng ngừa, phát hiện, xử lý, ngăn chặn triệt để, không để nợ xấu tái phát sinh, ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cả hệ thống tài chính.
77
KẾT LUẬN
Thứ nhất: Nhằm bảo đảm cho hoạt động của các các tổ chức tín dụng
đạt được các mục tiêu như: An tồn, hiệu quả, tính cạnh tranh cao, các tổ chức tín dụng cần áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu để bảo đảm an toàn cho hoạt động của các các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra ở mức thấp nhất.
Thứ hai: Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu
trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ln được đặt ra cấp thiết đối với cả hệ thống NH và toàn bộ nền kinh tế, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng xử lý nợi xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, người viết đã khái quát về nợ xấu và công tác xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, Người viết đi vào thực tế tình hình nợ xấu và cơng tác quản trị nợ xấu trong hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 - 2019 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Từ đó, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơng tác này của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Dù đã cố gắng nghiên cứu nghiêm túc nhưng do bản chất vấn đề là phức tạp và nhạy cảm, khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp của các Thầy, sự trao đổi của các đồng nghiệp để luận văn tiếp tục được nghiên cứu ở góc độ sâu hơn. Tác giả hy vọng những kiến nghị trong luận văn này là tài liệu để các các tổ chức tín dụng, cơ quan có thẩm quyền tham khảo trong việc áp dụng và xây dựng hoàn thiện các qui định của pháp luật về xử lý nợ xấu nói riêng và pháp luật NH nói chung trong hoạt động cho vay của các các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tường Ân (2005), “Triển khai đề án xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tái cơ cấu các ngân hàng thương mại nhà nước, thực trạng và triển vọng - Hà Nội.
2. Trương Quốc Cường, Đào Minh Phúc, Nguyễn Đức Thắng (2010), Rủi ro tín
dụng thương mại ngân hàng lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm
2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định này bãi bỏ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
4. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của chính phủ về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
5. Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Nhát (2010), "Một số khó khăn trong xử lý,
thu hồi nợ của ngân hàng thương mại", Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (18), tr.49-51.
6. Nguyễn Thị Thu Đông (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Thu Hương (2012), Pháp luật về xử lý nợ quá hạn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luật văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Dương Thị Bạch Lan (2018), “Sự phát triển của ngành Ngân hàng giai đoạn
2014 đến nay và những xu hướng lớn trong thời gian tới”, Nội san kinh tế, (9), Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Phương Lan (2013), “Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trong
79
học: Giải pháp xử lý, thu hồi nợ trong tiến trình tái cơ cấu các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
10. Lê Quốc Lý (2013), “Trao đổi về giải pháp xử lý, thu hồi nợ trong hệ thống
Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Giải pháp xử lý, thu hồi nợ trong tiến trình tái cơ cấu các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
11. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. Ngân hàng nhà nước (2017), Chỉ thị 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 về thực
hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý, thu hồi nợ giai đoạn 2016-2020 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Hà Nội.
13. Ngân hàng nhà nước (2018), Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 17/9/2018 về tiếp
tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý, thu hồi nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Hà Nội.
14. Ngân hàng nhà nước (2019), Thông tư 32/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019
sửa đổi Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý, thu hồi nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Hà Nội.
15. Ngân hàng nhà nước (2020), Văn bản hợp nhất 06/VBHN-NHNN ngày
03/2/2020 hợp nhất Thông tư quy định về việc mua, bán và xử lý, thu hồi nợ của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, Hà Nội.
16. Đoàn Ngọc Phúc (2016), “Những hạn chế và thách thức của hệ thống Ngân
hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Quốc tế”, Nghiên cứu kinh tế, (337).
80
17. Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
18. Quốc hội (2017), Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
19. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
20. Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Hà Nội.
21. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức Tín dụng, Hà Nội.
22. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
23. Quốc hội (2015), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
24. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công, Hà Nội
25. Quốc hội (2017), Luật Quản lý nợ công, Hà Nội
26. Quốc hội (2017), Luật Các tổ chức Tín dụng sửa đổi, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, Hà
Nội.
28. Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013), "Thực trạng nợ xấu của
các tổ chức tín dụng ở Việt Nam - Nguyên nhân và một số giải pháp từ chính sách pháp luật", Thị trường tài chính tiền tệ, (3, 4).
29. Đặng Đức Thành (2015), Giải quyết nợ xấu từ gốc: Nợ xấu ngân hàng, NXB
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chính Minh.
30. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 thực hiện
Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý, thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
31. Đinh Thị Thanh Vân (2012), "So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự
phịng rủi ro tín dụng của Việt Nam và thơng lệ quốc tế", Tạp chí Ngân hàng, (19), tr.5-12.
32. Viện chiến lược và chính sách Tài chính (2012), Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng