Lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 31)

1.3.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án

Pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng tòa án là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai bằng tịa án.

Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là dùng những cách thức phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị xâm hại, đồng thời buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra, góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Hay nói cách khác là giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng đúng đắn các quy định của pháp luật vào giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò trong đời sống xã hội. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai, góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật, trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003, Luật đất đai năm

24

2013 đã sửa đổi, bổ sung những quy định mới về giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó, tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng phương thức hành chính tại Ủy ban nhân dân hoặc giải quyết tại Tòa án nhân dân.

Như đã nêu ở trên, giải quyết tranh chấp đất đai là dùng những cách thức, giải pháp đúng đắn, phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về những vấn đề liên quan đến đất đai. Vậy, giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án là việc tòa án áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.

1.3.2. Pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án

1.3.2.1. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Việc giải quyết các TCĐĐ là một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được hiệu quả, vai trò trong đời sống xã hội. Trong thực tế có nhiều phương thức khác nhau để giải quyết TCĐĐ như hòa giải, giải quyết tại UBND và giải quyết tại Tòa án.

Hòa giải TCĐĐ là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả nhằm giúp các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ pháp luật đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên tranh chấp. Hịa giải TCĐĐ có thể thực hiện thơng qua hai hình thức là hịa giải tại cơ sở và hịa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. Hòa giải tại cơ sở thực hiện tại cộng đồng dân cư thơng qua tổ viên tổ hịa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định của luật hòa giải ở cơ sở, theo những quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư. Còn hòa giải tại UBND được thực hiện sau khi hịa giải tại cơ sở khơng đạt kết quả và một bên gửi đơn đến UBND xã để yêu cầu tổ chức việc hòa giải. Xét về bản chất đây là hình thức hịa giải TCĐĐ do chính quyền cơ sở thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực Nhà nước, do vậy việc thực hiện hịa giải do UBND xã thực hiện mang tính bắt buộc và kết quả hịa giải thành có giá trị pháp lý, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp trên chỉnh lý hiện trạng sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, TCĐĐ mà khơng có GCNQSDĐ hoặc khơng có một trong số các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại

25

Điều 100 LĐĐ năm 2013 (các giấy tờ hợp lệ về đất đai) thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Xét về bản chất, các TCĐĐ thuộc dạng này là các tranh chấp về việc xác định ai là người sử dụng hợp pháp, do đó, để trả lời câu hỏi này thì chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có khả năng và thẩm quyền đưa ra lời giải chính xác. Bởi lẽ, cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, có đầy đủ thơng tin, số liệu, hồ sơ địa chính về từng thửa đất cũng như nắm rõ nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất nên biết ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đối với những tranh chấp này, các quyết định của UBND có thẩm quyền có giá trị bắt buộc thực hiện đối với các bên tranh chấp.

Giải quyết TCĐĐ tại Tòa án là giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng có GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ năm 2013 hoặc khơng có một trong các giấy tờ quy định tài Điều 100 LĐĐ năm 2013 nhưng có yêu cầu Tịa án giải quyết thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất. Hình thức giải quyết này thơng qua cơ quan quyền lực có chức năng xét xử để đưa ra một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật bắt buộc đối với các bên tham gia tranh chấp, là cơ sở để các cơ hành chính nhà nước về đất đai có những điều chỉnh phù hợp theo nội dung quyết định, bản án đã nêu.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 quy định về những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án bao gồm các loại việc trong đó có tranh chấp đất đai.

Tranh chấp đất đai đai là một loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án phải căn cứ vào những quy định của pháp luật tố tụng dân sự để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án căn cứ theo loại vụ việc; theo cấp Tòa án; theo lãnh thổ; theo sự thỏa thuận của các đương sự, sự lựa chọn của nguyên đơn.

Việc xét xử vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự hiện hành được xét xử theo hai cấp là cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm được thành lập từ trung ương tới địa phương theo địa giới hành chính. Tịa án cấp huyện xét xử sơ thẩm, Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm và

26

phúc thẩm đối với các vụ án của Tòa án cấp huyện đã xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm đối với các vụ án do Tòa án cấp tỉnh xét xử sơ thẩm. Tịa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp sẽ thực hiện quyền xét xử sơ thẩm, còn Tồ án cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp để thực hiện xét xử phúc thẩm. Trong trường hợp quy định của pháp luật như có yếu tố nước ngồi, vụ án có tính chất phức tạp thì Tồ án cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp thực hiện việc xét xử sơ thẩm và Tòa án nhân dân cấp cao sẽ thực hiện quyền xét xử phúc thẩm.

1.3.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Nói đến trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở tịa án chính là nói đến pháp luật về hình thức. Để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, trong đó có các tranh chấp về đất đai thì các văn bản pháp luật về hình thức là những văn bản khơng thể thiếu. Luật hình thức là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để áp dụng luật nội dung vào giải quyết các tranh chấp nói chung.

Một trong những văn bản tố tụng quan trọng quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền của tịa án trong việc giải quyết các tranh chấp đó là Bộ Luật tố tụng dân sự. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm các giai đoạn khởi kiện, thụ lý, hòa giải, đưa vụ án ra xét xử.

Giai đoạn đầu tiên là khởi kiện vụ án tranh chấp chấp đất đai thì người khởi kiện có đơn khởi kiện và nộp kèm theo đơn là các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ án tranh chấp đất đai. Người khởi kiện có quyền nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp đơn qua Cổng thơng tin điện tử Tịa án (nếu có) để thực hiện quyền khởi kiện của mình.

Tồ án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Tranh chấp đất đai bao gồm nhiều loại tranh chấp như tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất khi ly hôn, tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất... Chuẩn bị xét xử tranh chấp đất đai là quá trình bao gồm nhiều các cơng việc khác nhau như thẩm định tại chỗ, định giá tài sản, lấy lời khai đối chất giữa các đương sự, điều tra xác minh nguồn gốc đất, quá trình sử dụng, mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp

27

cận, cơng khai chứng cứ và hịa giải. Căn cứ vào đơn khởi kiện của người khởi kiện Tòa án xác định các chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án, khi chứng cứ, tài liệu đầy đủ làm cơ sở cho việc giải quyết thì Thẩm phán được phân cơng xét xử sẽ đưa vụ án ra xét xử xử. Trong trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai ở các giai đoạn khác nhau được thực hiện theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự.

1.3.3.Pháp luật nội dung về giải quyết TCĐĐ tại Tòa án

Pháp luật về nội dung liên quan đến giải quyết TCĐĐ đó là các quy định của pháp luật dùng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đất đai phát sinh trong thực tế quá trình quản lý và sử dụng đất. Nói đến pháp luật về nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội về đất đai trước hết phải kể đến các quy định của Luật đất đai, đây là luật chuyên ngành dùng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đất đai. Ngồi ra, đó cịn là các quy định điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đất đai nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan như: BLDS, Luật Cơng chứng, Luật hơn nhân và gia đình...

1.3.4. Vai trị của pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án

Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế đất nước sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng giữa chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng quản lý. Trong lĩnh vực đất đai cũng khơng ngoại lệ, q trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về đất đai. Đó chính là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đã từ lâu ở nước ta, để giải quyết loại tranh chấp này, Nhà nước đã thiết lập con đường giải quyết hành chính, tịa án. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để được giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại

Sau khi Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1995 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 ra đời và có hiệu lực thi hành, việc giải quyết các tranh chấp hành chính về đất đai cịn được Tồ án nhân dân thực

28

hiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Kể từ đó tới nay, pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Sự tồn tại song song hai phương thức giải quyết trong gần 20 năm qua mang lại hiệu quả tích cực, đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các các chủ thể sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan.

29

Tiểu kết chương 1

TCĐĐ là một hiện tượng tất yếu xảy ra trong giai đoạn nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai từ chỗ được giao sử dụng, không phải thu tiền sử dụng chuyển thành một thứ hàng hóa có giá trị trên thị trường nên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn về quyền sử dụng đất. TCĐĐ ngày càng tăng khơng chỉ về số lượng mà cịn về tính chất phức tạp của tranh chấp; có thể phân TCĐĐ thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, các TCĐĐ cũng có những đặc điểm chung nhằm giúp phân biệt với những loại tranh chấp khác. Giải quyết TCĐĐ là một việc làm cấp thiết hiện nay vì TCĐĐ kéo dài có thể bị những thành phần phản động kích động, lơi kéo người dân tạo ra “điểm nóng” làm mất ổn định an ninh chính trị. Việc giải quyết dứt điểm TCĐĐ mang lại những lợi ích lớn về anh ninh, chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy TCĐĐ rất phong phú, đa dạng nhưng việc giải quyết phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Hiện nay, ở nước ta có các phương thức để giải quyết TCĐĐ là: hịa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính và giải quyết bằng con đường Tòa án. Tuy nhiên, theo quy luật chung của thế giới cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước thì khi TCĐĐ xảy ra nếu khơng hịa giải được thì sẽ do hệ thống Tịa án có thẩm quyền giải quyết.

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

2.1. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án

2.1.1. Về thẩm quyền

a) Thẩm quyền theo loại việc

Đặc trưng cơ bản khi xác định thẩm quyền giải quyết TCĐĐ là phải có sự phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của Tòa án và thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của các cơ quan hành chính. Đồng thời có sự phân biệt rõ tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự với các khiếu kiện liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

Luật đất đai năm 2013 đã quy định một số điểm mới quan trọng về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các TCĐĐ. Tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có mợt trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tịa án nhân dân giải quyết”.

Trường hợp khơng có giấy chứng nhận hoặc một trong số các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai, đương sự chỉ có quyền lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện việt yên, tỉnh bắc giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)