1.3.3 .Pháp luật nội dung về giải quyết TCĐĐ tại Tòa án
1.3.4. Vai trò của pháp luật về giải quyết TCĐĐ bằng Tòa án
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội, các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế đất nước sẽ không thể tránh được những mâu thuẫn, bất đồng giữa chủ thể quản lý nhà nước và đối tượng quản lý. Trong lĩnh vực đất đai cũng khơng ngoại lệ, q trình quản lý và sử dụng đất đai cũng sẽ không thể tránh khỏi việc phát sinh mâu thuẫn, bất đồng giữa cá nhân, tổ chức với tư cách là những người quản lý, sử dụng đất đai với cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tranh chấp giữa cá nhân và tổ chức về đất đai. Đó chính là tranh chấp trong lĩnh vực đất đai. Đã từ lâu ở nước ta, để giải quyết loại tranh chấp này, Nhà nước đã thiết lập con đường giải quyết hành chính, tịa án. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện khiếu nại đến các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai để được giải quyết theo thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại
Sau khi Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1995 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 ra đời và có hiệu lực thi hành, việc giải quyết các tranh chấp hành chính về đất đai cịn được Tồ án nhân dân thực
28
hiện theo thủ tục tố tụng hành chính. Kể từ đó tới nay, pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai liên tục được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Sự tồn tại song song hai phương thức giải quyết trong gần 20 năm qua mang lại hiệu quả tích cực, đã góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các các chủ thể sử dụng đất, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hữu quan.
29
Tiểu kết chương 1
TCĐĐ là một hiện tượng tất yếu xảy ra trong giai đoạn nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai từ chỗ được giao sử dụng, không phải thu tiền sử dụng chuyển thành một thứ hàng hóa có giá trị trên thị trường nên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn về quyền sử dụng đất. TCĐĐ ngày càng tăng khơng chỉ về số lượng mà cịn về tính chất phức tạp của tranh chấp; có thể phân TCĐĐ thành nhiều loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, các TCĐĐ cũng có những đặc điểm chung nhằm giúp phân biệt với những loại tranh chấp khác. Giải quyết TCĐĐ là một việc làm cấp thiết hiện nay vì TCĐĐ kéo dài có thể bị những thành phần phản động kích động, lơi kéo người dân tạo ra “điểm nóng” làm mất ổn định an ninh chính trị. Việc giải quyết dứt điểm TCĐĐ mang lại những lợi ích lớn về anh ninh, chính trị, kinh tế, xã hội. Tuy TCĐĐ rất phong phú, đa dạng nhưng việc giải quyết phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Hiện nay, ở nước ta có các phương thức để giải quyết TCĐĐ là: hịa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính và giải quyết bằng con đường Tòa án. Tuy nhiên, theo quy luật chung của thế giới cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước thì khi TCĐĐ xảy ra nếu khơng hịa giải được thì sẽ do hệ thống Tịa án có thẩm quyền giải quyết.
30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG