Khái niệm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất từ thực tiễn tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

1.2. Lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất

1.2.1. Khái niệm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất

Pháp luật là hệ thống các quy định (hay các quy tắc xử sự chung và các nguyên tắc, các khái niệm pháp lý) do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền cũng như của toàn xã hội và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội [12, tr. 23]. Trong bất kỳ hình thái nhà nước nào, pháp luật là công cụ giúp cho Nhà nước quản lý một cách thống nhất và hiệu quả.

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất là một chế định pháp luật của ngành luật Lâm nghiệp trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chế định này bao gồm các quy phạm pháp luật được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Hiểu một cách khái quát, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điề u chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất nhằm đảm bảo hài hịa quyền và lợi ích giữa chủ rừng sản xuất với các chủ thể khác trong mục tiêu chung là đảm bảo hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất là các quan hệ xã hội phát sinh giữa chủ rừng sản xuất với Nhà nước và các chủ thể khác trong việc thụ hưởng quyền cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình. Phương pháp điều chỉnh trong pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất rất đa dạng, gồm phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận. Trong đó, phương pháp mệnh lệnh dùng để điều chỉnh các quan hệ về việc giao, cho thuê rừng, cấp phép nuôi, xuất nhập khẩu thực vật, động vật hoang dã, hoặc xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng… Phương pháp thỏa thuận được sử dụng

để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn hay thừa kế…

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất từ thực tiễn tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)