1.2. Lý luận pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất
1.2.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
rừng sản xuất
a) Nhóm quy định pháp luật về quyền của chủ rừng sản xuất:
Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định theo hướng đi từ quyền chung của chủ rừng cho tới những quyền cụ thể gắn với từng loại chủ rừng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, 9 nhóm quyền chung của chủ rừng sản xuất gồm: Quyền được công
nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật; Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định; Được cung ứng dịch vụ môi trường rừng và hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng; Được hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ khác theo quy định để bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng; được hưởng lợi từ cơng trình hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng do Nhà nước đầu tư; Được Nhà nước bồi thường giá trị rừng, tài sản do chủ rừng đầu tư, xây dựng hợp pháp tại thời điểm quyết định thu hồi rừng; Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với chủ rừng phát triển rừng sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai; Hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để bảo vệ và phát triển rừng; Được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp khác (Điều 73 Luật Lâm nghiệp năm 2017).
Thứ hai, đối với những nhóm quyền riêng gắn với các chủ rừng (tổ chức kinh
tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất; hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất, giao đất, cho thuê đất để trồng rừng sản xuất; cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng sản xuất): Thì ngồi các quyền chung theo quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì các chủ rừng sản xuất này còn được hưởng các quyền cụ thể gắn liền với đối tượng sở hữu của chủ rừng đó.
Tương tự như cách thức quy định đối với quyền của chủ rừng sản xuất, nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất cũng được quy định từ các nghĩa vụ chung (7 nhóm nghĩa vụ) và các nghĩa vụ cụ thể tương ứng với mỗi loại chủ rừng sản xuất.
Quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất là cơ sở để các văn bản dưới luật cụ thể và chi tiết các nội dung này, thể hiện trong Nghị định 175/2015/NĐ-CP về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tôc thiểu số giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 38/2016 về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ cơng ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện cho việc hướng dẫn, triển khai áp dụng vào thực tiễn.
Như vậy, theo quy định hiện hành của Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất được tiếp cận theo hướng quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng sản xuất, sau đó là quyền và nghĩa vụ cụ thể tương ứng với từng đối tượng của chủ rừng sản xuất, bao gồm: 1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; 2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; 3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang); 4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; 5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước; 6. Cộng đồng dân cư; 7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Việc quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các loại chủ rừng sản xuất đặt ra vấn đề cần thiết phải phân biệt giới hạn giữa quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng với quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng; với nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về rừng sản xuất; về quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân trực triếp khai thác và sử dụng rừng. Theo tác giả, việc phân biệt giới hạn là cần thiết vì giữa các đối tượng chủ rừng sản xuất và đối tượng rừng sản xuất có sự
khác biệt nhất định, mối quan hệ xác lập giữa chủ rừng sản xuất và đối tượng rừng sản xuất từ đó có chịu sự chi phối và mang những đặc trưng riêng theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, các quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng được xác lập trên cơ sở
các chủ thể được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa, không phân biệt vào đối tượng chủ rừng sản xuất là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hay rừng sản xuất là rừng tự nhiên hay rừng trồng, các chủ rừng đều có chung các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật lâm nghiệp.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất là ban quản lý rừng. Sự
khác biệt về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng bên cạnh các quyền và nghĩa vụ chung xuất phát từ những tiêu chí:
- Về loại chủ rừng: thực hiện theo quy chế quản lý rừng, Ban quản lý rừng đặc dụng và ban quản lý rừng phòng hộ được thành lập tương ứng với đối tượng rừng được giao quản lý.
- Cơ sở hình thành quyền và nghĩa vụ: Giao rừng không thu tiền sử dụng rừng.
- Về loại rừng được giao quản lý: Rừng tự nhiên, cụ thể: Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan có diện tích tập trung từ 3.000 ha trở lên. Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phịng hộ biên giới có diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên hoặc rừng phịng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 3.000 ha trở lên. Bên cạnh đó, ban quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ còn được giao rừng sản xuất trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phịng hộ được giao.
Các yếu tố này chi phối tới việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của Ban quản lý rừng như sau:
- Khác biệt về quyền so với chủ rừng: Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế đối với rừng đặc dụng.
- Khác biệt về nghĩa vụ so với chủ rừng: Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ. Đối với rừng đặc dụng thì cịn có nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.
Thứ ba, phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng với quyền và
nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác và sử dụng rừng. Quyền và nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác và sử dụng rừng khác biệt với quyền và nghĩa vụ của chủ rừng xuất phát từ những yếu tố:
- Về loại chủ rừng: Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Cơ sở hình thành quyền và nghĩa vụ: Nhà nước giao rừng phòng hộ; giao và cho thuê rừng sản xuất; giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ; cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
- Loại rừng được khai thác và sử dụng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Những yếu tố này chi phối tới việc hình thành quyền đặc trưng của các chủ thể này trong việc khai thác và sử dụng rừng (nghĩa vụ khơng có gì thay đổi so với các nghĩa vụ chung của chủ rừng):
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ: Được Nhà nước bảo đảm kinh phí bảo vệ và phát triển rừng; Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
theo quy định và được chia sẻ lợi ích từ rừng theo chính sách của Nhà nước; Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất: Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, được khai thác lâm sản và được chia sẻ lợi ích từ rừng; Đối với rừng sản xuất là rừng trồng, ngồi quyền lợi trên cịn được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư;
+ hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất: Được chia sẻ lợi ích từ rừng theo hợp đồng thuê rừng; được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng trồng do chủ rừng đầu tư; Khai thác lâm sản theo quy định; để lại quyền sử dụng rừng cho người thừa kế.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất, rừng phịng hộ: Ngồi quyền sở hữu tài sản trên đất trồng rừng do mình đầu tư thì cịn có quyền được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng; Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế.
+ Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất: Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong thời gian thuê đất; cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt giữa nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất với nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về rừng sản xuất. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về rừng sản xuất bao gồm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp (Ủy ban nhân dân các cấp, kiểm lâm) dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ thực hiện các nghĩa vụ cụ thể trong việc quản lý và bảo vệ rừng trên góc độ quản lý nhà nước. Điều này có nghĩa trách nhiệm này thuộc về chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện cho nhà nước và sử dụng quyền
lực nhà nước vào việc quản lý rừng sản xuất. Trong khi đó, nghĩa vụ của các chủ rừng sản xuất khác không nhân dân nhà nước và được quy định là nghĩa vụ tự thân mà chủ rừng sản xuất phải thực hiện theo quy định của luật lâm nghiệp.
c) Nhóm quy định về xử lý vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất:
Trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất có thể phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, việc ban hành các quy định để xử lý vi phạm là rất cần thiết nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật về khai thác, bảo vệ rừng. Tùy theo tính chất và mức độ hành vi vi phạm mà chủ rừng sản xuất có thể phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý bất lợi về hành chính hoặc nặng hơn về hình sự.
Theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/04/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì nhóm hành vi vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất bao gồm:
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng: Hành vi lấn, chiếm rừng; Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững; Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng; Khai thác rừng trái pháp luật.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về phát triển rừng, bảo vệ rừng: Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính; Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế; Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng; Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng; Phá hủy các cơng trình bảo vệ và phát triển rừng; Phá rừng trái pháp luật; Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng.
- Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý lâm sản: Hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật; Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản.
Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm của chủ rừng sản xuất đối với cá nhân lên tới 500 triệu đồng. Đối với tổ chức lên tới 1 tỷ đồng. Nhìn chung, mức phạt tối đa trong Nghị định 35/2019/NĐ-CP không thay đổi so với Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 về xử phạt vi phạm hành chính quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa đối với từng hành vi cụ thể thì khác nhau và cao hơn so với mức của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP, đồng thời quy định chi tiết và cụ thể hơn các hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế.
Trong trường hợp hành vi vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, thì chủ rừng sản xuất phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, các tội hình sự liên quan tới việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất bao gồm: Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản (Điều 232); Tội hủy hoại rừng (Điều 233); tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (Điều 234); tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244); Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246) [3].
Cá nhân phạm tội có thể đối diện với hình phạt tù. Pháp nhân phạm tội sẽ bị xử phạt theo các hình phạt sau: Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; Cấm huy động vốn; Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Bộ luật Hình sự năm 2015 cũng quy định các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân như sau: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; Buộc cơng khai xin lỗi; Khơi phục lại tình trạng ban đầu; Thực hiện một số biện pháp khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.