Các yếu tố tác động tới pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất từ thực tiễn tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 38 - 42)

rừng sản xuất

1.3.1. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp lĩnh vực lâm nghiệp

Pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Do đó, những quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực lâm nghiệp chi phối mạnh mẽ tới hệ thống pháp luật lâm nghiệp nói chung và quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất nói riêng. Cụ thể là:

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thể hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa làm nhiệm vụ trọng tâm nhưng cần phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Bảo vệ rừng được lồng ghép trong nội dung chỉ đạo “Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và

cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự á n phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác quản lý ở tất cả các lĩnh vực, các vùng; thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường” [8].

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Thực hiện tốt chương

trình bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảo đảm cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện. Phát triển rừng

nguyên liệu gắn với cơng nghiệp chế biến lâm sản có cơng nghệ hiện đại” [9].

- Chỉ thị của Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là văn kiện mang tính định hướng cụ thể và chi tiết trong công tác chỉ đạo hoạt động lâm nghiệp. Chỉ thị nhấn mạnh: “Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần

kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” [2].

Những qun điểm, đường lối của Đảng về bảo vệ rừng bền vững, xã hội hóa trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là cơ sở, định hướng chính trị để Luật Lâm nghiệp năm 2017 thể chế hóa thành các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất theo hướng minh bạch và rõ ràng hơn.

1.3.2. Yếu tố xây dựng và thực hiện chính sách lâm nghiệp

Việc xây dựng và thực hiện chính sách lâm nghiệp có tác động trực tiếp tới hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất. Ở góc độ thứ nhất, việc thiếu rõ ràng trong quy định của pháp luật sẽ không tạo ra được cơ sở pháp lý đảm bảo được quyền và lợi ích của chủ rừng sản xuất. Điều này thể hiện thơng qua chính sách về quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn. Cơ chế chính sách chậm đổi mới, chưa tạo được động lực thu hút các nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng. Các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng; Công tác giao, cho thuê rừng, đất rừng, khoán bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc

sử dụng đất rừng sau khi giao, cho thuê chưa thường xuyên. Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án [33].

Cơ chế chính sách chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút các nguồn lực cho bảo vệ rừng. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng thiếu rõ ràng, khi rừng bị mất, chủ rừng (nhất là các chủ rừng thuộc Nhà nước) không phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Chính sách quyền hưởng lợi từ rừng chưa phù hợp với thực tiễn, lại chưa được các địa phương thực hiện nghiêm túc. Cơng tác quy hoạch, kế hoạch thiếu tính khoa học, chưa đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sử dụng đất đai,... nên quy hoạch không được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên bị phá vỡ. Công tác giao, cho thuê rừng, đất rừng, khoán bảo vệ rừng đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn rất chậm, theo dõi việc sử dụng đất rừng sau khi giao, cho thuê chưa thường xuyên. Thiếu sự đồng bộ, gắn kết trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật chậm, chưa kịp thời quy định các biện pháp phối hợp để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lâm tặc và người có trách nhiệm quản lý Nhà nước. Chưa có chiến lược hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy việc ban hành các văn bản đơn hành cịn mang tính giải quyết tình thế cấp thiết.

Ở góc độ thứ 2, việc thực hiện có hiệu quả về chủ trương xã hội hóa đã tác động trở lại công tác lập pháp, cần thiết phải được quy định một cách cụ thể và xem là một trong những nguyên tắc của hoạt động lâm nghiệp, là cơ sở để đảm bảo quyền và lợi ích gắn với trách nhiệm của chủ rừng sản xuất. Điều này được thể hiện thơng qua kết quả thực hiện các chính sách như: Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng Chính phủ; Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ trợ và hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư, bản xây dựng và thực hiện quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự quản, sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.

Kết luận Chƣơng 1

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Chương 1 cho thấy quyền chủ rừng là khả năng của mỗi chủ rừng được tự do hành động, được quy định bởi pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Còn nghĩa vụ chủ rừng là sự tất yếu hành động của mỗi chủ rừng vì lợi ích của tồn thể Nhà nước và xã hội, được Nhà nước quy định trong Hiến pháp và bảo đảm thực hiện bằng mọi biện pháp, kể cả biện pháp cưỡng chế.

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất với tư cách là một chế định pháp lý trong ngành luật lâm nghiệp đã điều chỉnh khá toàn diện và khoa học đối với các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất, từ quy định quyền và nghĩa vụ chung tới quyền và nghĩa vụ cụ thể gắn với từng loại chủ rừng sản xuất. Các nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực lâm nghiệp, bao gồm nguyên tắc phát triển bền vững, nguyên tắc rõ ràng, minh bạch và nguyên tắc đảm bảo hài hịa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của chủ rừng sản xuất.

Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất có vai trị quan trọng trong việc quản lý nhà nước về lâm nghiệp nói chung, quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất nói riêng. Quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Việc nghiên cứu các vấn đề này sẽ tạo cơ sở để lý giải được thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất tại Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA

CHỦ RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ rừng sản xuất từ thực tiễn tại huyện văn bàn, tỉnh lào cai (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)