Dũng, tỉnh Bắc Giang
2.3.1. Khái quát chung về huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Yên Dũng là một huyện nằm ở tiểu vùng miền núi và trung du của tỉnh Bắc Giang được bao bọc bởi 3 con sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Huyện có diện tích tự nhiên là 190,42 km2 bao gồm 19 xã và 2 thị trấn. Phía Bắc giáp thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang; phía Đơng giáp huyện Lục Nam; phía Nam giáp với huyện Quế Võ (Bắc Ninh), huyện Chí Linh (Hải Dương); phía Tây giáp với huyện Việt Yên. Dân số của huyện tính đến năm 2017 là 135,599 người. Mật độ dân số là 712 người/km2. Trung tâm huyện là thị trấn Nham Biền.
Yên Dũng là huyện miền núi nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bắc Giang, gồm 19 xã và 2 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Bắc Giang 16 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km.
Tài nguyên đất đai của huyện tương đối đa dạng, phong phú, với tổng diện tích tự nhiên trên 19.000 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp trên 12.200 ha
44
(bao gồm đất đồi núi với phần lớn diện tích thuộc dãy núi Nham Biền, đất ruộng bằng phẳng và đất thấp trũng), diện tích đất phi nơng nghiệp trên 6.800 ha; dân số trên 136.000 người.
Hệ thống giao thông với các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 17 và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299, 299B, 293) chạy qua địa bàn huyện, ngồi ra cịn có hệ thống giao thông đường thuỷ do được bao bọc bởi 3 con sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) là điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng, giao thương và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật.
2.3.2. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Yên Dũng huyện Yên Dũng
- Đã hoàn thành cơng tác đo, lập Bản đồ Địa chính trên địa bàn huyện và giao cho Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, để phục vụ kịp thời công tác quản lý đất đai.
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đến từng xã, thị trấn trong toàn huyện.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
+ Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn: đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội song trong thực tiễn công tác này cịn nặng về thủ tục hành chính, thiếu kiểm tra xem xét sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư. Do đó tình hình giao đất, cho th đất khơng đúng thẩm quyền, sử dụng đất đai sai mục đích được giao, được thuê còn xảy ra khá phổ biến. Ủy ban nhân dân huyện đã cơ bản hồn thành cơng tác giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân. Đến nay Ủy ban nhân dân huyện đã cơ bản giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tự nhiên trong toàn huyện.
45
Kết luận chương 2:
Trên cơ sở thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp đất đai thì để giải quyết triệt để việc tranh chấp đất đai thì Tịa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đề tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng một cách triệt để nhất. Việc giải quyết TCĐĐ địi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hồn thiện để có thể xử lý được các TCĐĐ ngày càng diễn ra phức tạp. Giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường Tòa án được xác định là việc cần thiết để giải quyết triệt để các loại TCĐĐ, xu hướng xây dựng pháp luật là chuyển thẩm quyền giải quyết các TCĐĐ sang cho Tịa án bởi vì Tịa án là cơ quan độc lập, có hệ thống thẩm phán, cán bộ có trình độ hiểu biết, áp dụng cao, được qua đào tạo chính quy nên chất lượng giải quyết sẽ được giải quyết sẽ được nâng cao hơn.
46
Chương 3
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN YÊN DŨNG,
TỈNH BẮC GIANG