Hoàn chỉnh chính sách quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của nhà máy gạch tuynel quảng yên công ty cổ phần sông đà 25 (Trang 54 - 57)

6. Bố cục đề tài

3.2.2.Hoàn chỉnh chính sách quản lý tài sản

Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Lập kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo trên cơ sở tình hình tài chính của năm lập báo cáo, chi tiết khối lượng sản xuất theo từng tháng, từng quý

Về hàng tồn kho

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất, nhập nguyên vật liệu một cách hợp lý, lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, xây dựng một hệ thống cung câp tốt giúp công ty tránh được lượng hàng tồn kho lớn mà không ảnh hưởng đến tính liên tục của qua trình kinh doanh. Ví dự như mọi nhu cầu về vật tư hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong kỳ được lập kế hoạch và ký hợp đồng với các nhà cung cấp hết sức chi tiết. Vì thế hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm đi, khi sử dụng tới đâu các cung cấp sẽ phục vụ tới đó, nhờ vậy tổng công ty không những tiết kiệm được vốn trong khâu dự trữ mà còn tiết kiệm được các chi phí liên quan đến kho tàng và bảo quản bảo vệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung

Về khoản phải thu

Các khoản phải thu của công ty có nhiều loại, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng và tiền đặt trước cho người bán. Đây là số vốn của doanh nghiệp nhưng bị người mua và người bán chiếm dụng . Do chính sách tín dụng có quan hệ chặt chẽ với lượng hàng hoá tiêu thụ và được coi là biện pháp để kích thích tiêu thụ nên nhà quản lý cần phải so sánh giữa nợ phải thu phát sinh với lưọng hàng hoá tiêu thụ. Việc áp dụng chínih sách chiết khấu

thanh toán cũng có quan hệ trực tiếp với số nợ phải thu, bởi vậy để thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn, công ty cần xây dựng và vận dụng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý và linh hoạt.

Nghiên cứu cách thức bán hàng, chiết khấu, giảm giá để thu hồi tiền ngay. Như vậy cần tổ chức thu hồi nợ một cách đều đặn, nhịp nhàng không để tình trạng thu hồi nợ dồn dập vào cuôí năm, làm cho vốn bị chiếm dụng quá lâu, gây thiếu vốn trong kinh doanh. Trong khi đó lượng tiền mặt tồn quỹ lại tăng qua nhanh vào cuối năm gây dư thừa.

Trường hợp do khả năng quản lý khách hàng kém, khoản nợ phải thu sẽ tăng do phát sinh khoản nợ xấu trong kỳ, để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra công ty cần có các biện pháp thích hợp như: bán các khoản nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng hoá cho khách hàng hay nhờ tới pháp luật để thu hồi nợ.

Đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính là một hoạt động quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy hết mọi tiềm năng sẵn có cũng như lợi thế của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế của mình. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, đầu tư tài chính là cơ hội cần thiết để tạn dụng số vốn tạm thởi nhàn rỗi một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nắm bắt, học hỏi kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế tiên tiến.

Đối với tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng tiến bộ khao học kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị. Tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra khả năng tăng trưởng va phát triển bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Một đặc điểm riêng của tài sản cố định là trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy trong công tác quản lý công ty cần theo dõi cả về mặt hiện vật và

mặt giá trị của tài sản cố định:

Quản lý về mặt hiện vật: Bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của tài sản cố định. Về số lượng, bộ phận quản lý phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải bảo đảm tránh hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị tài sản cố định. Để thực hiện tốt vấn đề này công ty phải xây dựng nội quy bảo quản, và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Đồng thời để sử dụng có hiệu quả, công ty cần xây dựng các định mức kinh tế đối với từng loại, từng nhóm, trên cơ sở đó giao kế hoạch cụ thể cho từng doanh nghiệp thành viên phù hợp với hoạt động sẽ tạo điều kiên thuận lợi để hợp lý hoá hoạt động, cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Quản lý về mặt giá trị: Xác định dúng nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản, mua sắm và điều chuyển. Công ty phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm. Đồng thời phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị tài sản cố định khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến và đánh giá lại tài sản cố định. Trên cơ sở quản lý về mặt giá trị, công ty phải có kế hoạch điều chỉnh tài sản cố định theo loại tài sản với yêu cầu hoạt động của đơn vị.

Để quản lý tốt tài sản cố định cả về mặt hiện vật và giá trị, công cần phải xây dựng các nguyên tắc, quy định và thủ tục về việc bảo quản. Mọi doanh nghiệp thành viên phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định đó. Các định hướng cơ bản cho các quy định đó là:

+ Tách biệt công tác bảo quản với công việc ghi chép các nghiệp vụ, theo đó người quản lý tài sản cố định không đồng thời là kế toán tài sản cố định

+ Quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới tài sản cố định như mua mới, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.

quản cũng là người quyết định mua bán, thuyên chuyển tài sản, dễ dẫn đến rủi ro, thất thoát tài sản do lạm dụng quyền hành. Do tài sản cố định có giá trị lớn nên quy định này cần được coi trọng

+ Xây dựng hệ thống bảo quản tài sản cố định như kho bãi, hàng rào bảo vệ, phân định rõ trách nhiệm, quy định thủ tục chặt chẽ việc đưa tài sản ra khỏi doanh nghiệp. Thường xuyên bảo dưỡng và định kỳ sửa chữa lớn không để tài sản cố định bị hỏng hóc trước thời hạn, hư hỏng bất thường gây thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời cân nhắc hiệu quả cho việc sửa chữa lớn, tức là phải so sánh giữa chi phí dự kiến bỏ ra với số vốn còn lại cần tiếp tục thu hồi.

+ Xử lý dứt điểm những tài sản cố định cũ, không sử dụng tới, hư hỏng, hay chờ thanh lý để thu hồi lại một phận vốn cố định để có thể luân chuyển bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh.

+ Do tài sản cố định có giá trị lớn nên chủ động đề phòng tổn thất bất ngờ trong kinh doanh bằng cách như mua bảo hiểm cho tài sản

+ Doanh nghiệp cần xác định thời gian sử dụng tài sản cố địn dựa vào tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo thiết kế, hiện trạng, mục đích và hiệu suất sử dụng .

+ Do nguồn vốn hạn chế mà công ty không thể thay thế hết máy móc cũ trong một thời gian ngắn do đó có thể gây ra sự không đồng bộ trong sản xuất. Vì vậy công ty cần phải phân loại tài sản để xác định chính xác mức hao mòn của từng loại tài sản từ đó tiến hành thanh lý các tài sản đã khấu hao hết hoặc ngần hết để tài đầu tư

Công ty cần linh hoạt trong việc lựa chọn các nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định dựa trên cơ sở xem xét những ưu điểm và hạn chế của từng nguồn tài trợ cũng như kết cấu tài trợ dài hạn tối ưu để vừa có thể phát huy quyền tự chủ tài chính, phân tán rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của nhà máy gạch tuynel quảng yên công ty cổ phần sông đà 25 (Trang 54 - 57)