Những điểm đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật điều chỉnh về quản lýthu chi NSNN

2.2.1. Những điểm đạt được

Thông qua việc xây dựng các những quy định về quản lý NSNN thì vấn đề này ở nước ta đã thu được nhiều kết quả không nhỏ, cụ thể là:

* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về quản lý NSNN tương đối hoàn thiện

Các văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý NSNN trong đó có Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành là góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh về quản lý có liên quan đến quản lý ngân sách nói chung. Cùng với sự phát triển của đất nước thì vấn đề quy định trong cơng việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là quy định của Luật ngân sách đã ban hành là việc làm cần thiết. Luật NSNN 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành là kết quả của việc làm này. So với quy định của WTO, pháp luật Việt Nam đã có quy định có phần rõ ràng và cụ thể phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta, ví như quy định về: nguyên tắc trong quản lý

NSNN6, phân cấp quản lý NSNN, đồng thời các văn bản này cũng quy định

6 Điều 8. Nguyên tắc quản lý NSNN

1. NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, cơng khai, minh bạch, cơng bằng; có phân cơng, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. 2. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào NSNN.

về hoạt động thu, chi ngân sách Trung ương và địa phương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở nước ta. Một số quy định của pháp luật Việt Nam đã tiến hành công tác quản lý nhà nước trong vấn đề hoạt động thu chi ngân sách trung ương và địa phương…Bên cạnh đó thì việc đưa ra những cơng văn quy định cũng như công khai một số vấn đề liên quan đến nợ công – vấn đề được quan tâm hiện nay là điều mà các cơ quan NN đã và đang thực hiện nhằm đáp ứng với yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước hiện nay. Điều này thể hiện sự cố gắng lớn lao của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong q trình áp dụng những quy định về quản lý NSNN vào hoàn cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Góp phần hồn thiện hơn hệ thống pháp luật về kinh tế của Việt Nam trong xu hướng tồn cầu hóa.

* Cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về quản lý NSNN: Theo quy

định tại Luật NSNN 2015 thì các cơ quan NN từ trung ương xuống địa phương có trách nhiệm trong hoạt động này. Đặc biệt, Luật NSNN mới đã bám sát quy định tại Điều 55 của Hiến pháp năm 2013, đó là: “NSNN, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính cơng khác do Nhà

3. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

4. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự tốn được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự tốn ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách khơng được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự tốn chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

5. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

6. Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

7. NSNN bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.

8. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; NSNN chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

9. Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của NSNN.

10. Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn NSNN phải phù hợp với Luật đầu tư cơng và quy định của pháp luật có liên quan.

11. NSNN khơng hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngồi ngân sách. Trường hợp được NSNN hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của NSNN và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN.

nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. NSNN gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trị chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi NSNN phải được dự toán và do luật định”. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại điều 70, đó là: Quyết

định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ cơng, nợ chính phủ; quyết định dự tốn NSNN và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán NSNN.

Thực hiện quy định của Hiến pháp về việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống NSNN và của nền tài chính quốc gia, Luật NSNN mới đã thể hiện sự thống nhất xuyên suốt trong các quy định về chính sách thu, chi ngân sách, định mức phân bổ ngân sách, bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp… Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NSNN đều do trung ương ban hành và thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. Mọi khoản thu ngân sách được tập trung vào KBNN và do cơ quan có nhiệm vụ thu NSNN thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Mọi khoản chi NSNN chỉ được thực hiện khi có dự tốn được cấp có thẩm quyền giao và đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Luật NSNN mới cũng đã bảo đảm tính đồng bộ với các Luật có liên quan trong hệ thống các luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Kiểm tốn nhà nước, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Đầu tư cơng, Luật Quản lý nợ công…

Nhằm chuẩn bị cho các tỉnh thành trong hoạt động có liên quan thì các cơ quan Trung ương yêu cầu các tỉnh thành phải công khai nguồn thu chi ngân sách trên địa bàn nhằm để nhân dân quản lý về vấn đề NSNN nói chung,

đồng thời, việc thu chi ngân sách đảm bảo cho hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế địa phương và người dân kịp thời phản ánh các thông tin về thu chi, quản lý ngân sách của từng địa phương đến các cơ quan NN có thẩm quyền nhằm tránh các hành vi vi phạm nói chung. Bên cạnh đó, những buổi tọa đàm về pháp luật quản lý NSNN và quán triệt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này đến của cấp trung ương xuống địa phương là là kênh cung cấp thông tin quan trọng để các cơ quan nhà nước có thể nắm bắt sự thay đổi của hệ thống văn bản pháp luật của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, đối với công tác quản lý NN về ngân sách đã được cơ quan chuyên trách là Bộ Tài Chính cơng khai trên webiste và tại các kỳ họp quốc hội nhằm thể hiện cơng tác minh bạch hóa vấn đề quản lý NSNN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

* Phân cấp nhiệm vụ chi rõ ràng hơn, cụ thể hơn, phù hợp với phân cấp kinh tế xã hội. Luật NSNN 2015 hiện nay đã ban hành các quy định trong hoạt động phân cấp NSNN một cách hiệu quả và cụ thể hơn. Quy định mỗi cấp ngân sách đều có các nhiệm vụ chi trên cơ sở phân cấp quản lý kinh tế xã hội, cách quy định như vậy đáp ứng cơ bản yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của từng cấp chính quyền. Cơ chế phân cấp và quản lý chi đã gắn trách nhiệm đơn vị sử dụng ngân sách trong quản lý chi. Như vậy, so với trước đây, luật Ngân sách mới đã có bước tiến đáng kể, ràng buộc chặt chẽ quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng ngân sách cụ thể hơn, tạo môi trường pháp lý rõ ràng để mọi người biết được và phải làm gì trong quy trình ngân sách. Đối với vấn đề thu NSNN, có chiều hướng tăng trong những năm trở lại đây trong tổng số chi NSNN. Tuy hiện tại thì Luật NSNN mới đưa vào thực hiện nhưng vị trí, vai trị của hoạt động quản lý NSNN trên thực tế đã có nhiều nội dung và định hướng mới, song đã phản ánh hết dược những yêu cầu khách quan của quản lý tài chính trong cơ chế thị trường và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và gắn trách nhiệm và quyền chủ động cho chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)