Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 61 - 66)

6. Kết cấu đề tài

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đang đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên con đường phát triển hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề hồn thiện các chính sách pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành trước đây nằm trong hệ thống văn bản luật về quản lý kinh tế NN đã được thực hiện đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ngân sách. Tuy nhiên từ yêu cầu thực tiễn của phát triển kinh tế xã hội thì Luật NSNN nói chung và các quy định về quản lý ngân sách cấp xã nói chung cần được sửa đổi để ban hành và thực hiện nhằm đáp ứng với yêu cầu khách quan. Tuy rằng Luật ngân sách 2015 đã ban hành và đi vào thực hiện nhưng trên thực tế cần một số vấn đề cần nghiên cứu và có văn bản để đáp ứng yêu cầu quản lý và giám sát ngân sách tốt hơn trong tình hình mới và hội nhập quốc tế. Các văn bản Luật về cơ bản đã tương đối đầu đủ và đã khái quát cơ bản mọi vấn đề cần quan tâm và triển khai thực hiện đầy đủ theo yêu cầu quản lý kinh tế và ngân sách cụ thể là:

Một là, để góp phần làm cho Luật NSNN và một số văn bản hướng dẫn cần quy định rõ ràng đầy đủ hơn, cần có sự nhìn nhận cụ thể về tình hình quản lý và điều hành ngân sách thời gian qua. Về nguyên tắc tất cả các khoản thu chi NSNN được tổng hợp và Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ giao dự tốn từ

cuối năm trước để các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai thực hiện ngay từ đầu năm kế hoạch. Đối với ngân sách địa phương nói chung thì việc xây dựng các báo cáo dự toán chưa bao quát hết tình hình thực tế. Thực tế diễn ra trong quá trình quản lý điều hành ngân sách thời gian qua còn bộc lộ bất cập là còn nhiều khoản chi chưa được tổng hợp và giao dự toán đầu năm mà đến giữa năm, thậm chí gần cuối năm mới được giao. Do đó, việc tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự bảo còn chưa quán xuyến hết các khoản thu chi chuẩn bị cho năm sau ngay từ cuối năm trước; mặt khác việc giao bổ sung trong năm lại không nằm trong thẩm quyền nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân các cấp quyết nghị giao dự toán đầu năm cho Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện, nên nhiều lúc Hội đồng nhân dân không không nắm được và không thực hiện được nhiệm vụ của mình là tổng tư lệnh của việc kiểm soát, thẩm tra, quyết nghị và giám sát mọi nguồn vốn ở địa phương theo luật định, điều này ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra, giám sát – chức năng của HĐND nói chung. Việc giao bổ sung trong năm cho cấp dưới như vừa qua có lúc có nơi làm cho đơn vị được giao dự toán và các địa phương triển khai không đồng bộ với kế hoạch đầu năm nên lúng túng, bị động và có nhiều khoản chi không thực hiện được trong năm kế hoạch mà phải chuyển sang năm sau. Do vậy, Trong quá trình thực hiện thì cần thiết quán triệt và yêu cầu thực hiện đúng nguyên tắc mọi nguồn vốn, mọi khoản thu, chi đều phải được Trung ương dự toán và phân bổ đầu năm, Hội đồng nhân dân nắm được hết mọi nguồn vốn, xem xét và quyết nghị tất cả các khoản thu, chi giao Ủy ban nhân dân triển khai thực hiện đồng bộ ngay từ đầu năm kế hoạch đồng thời giám sát chặt chẽ việc thực hiện tại địa phương theo quy định của Luật NSNN nói chung và quản lý ngân sách xã nói riêng. Như vậy sẽ tránh được tình trạng khơng kiểm sốt được tình hình ngân sách phát sinh và khơng có biện pháp chỉ đạo triển khai, giám sát đúng quy định.

* Hai là, đối với việc thực hiện quản lý NSNN tại các xã nói riêng và cả nước nói chung thời gian qua cịn có tình hình là nhiều quỹ thuộc NSNN lại

nằm ngoài sự quản lý chung thống nhất của nhà nước, nằm ngồi dự tốn thu chi và phân bổ ngân sách của Hội đồng nhân dân các cấp. Do đó, cần thiết trong thời gian tới cần thực hiện giao nhiệm vụ chi từ các nguồn quỹ này do Hội đồng quỹ tự thực hiện. Điều này gây ra sự không tổng hợp chung trong nguồn ngân sách địa phương và kiểm soát, giám sát việc thực hiện sẽ khó khăn. Do vậy cần hạn chế và đi đến khơng lập quỹ có NSNN ngồi tầm quản lý và kiểm sốt của chính quyền hội đồng nhân dân địa phương. Khẳng định của vai trị quan trọng trong hoạt động cơng khai về tài chính ngân sách để người dân, các tổ chức, cơ quan NN có thẩm quyền thực hiện chức năng giám sát.

Về cụ thể cần có xem xét chỉnh sửa trong các điều khoản của Luật cho phù hợp. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn cần thiết dựa trên các nguyên tắc và công tác quản lý nhà nước đối với vấn đề này. Ngoài ra, cần thiết tạo sự thống nhất trong một số luật có liên quan như Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Có sửa đổi, bổ sung sao cho hợp lý. Luật ngân sách NN 2015 và các văn bản chỉ đạo về quy định ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.

Luật cần kiên quyết với quy định trong Hiến pháp năm 2013 về việc quy định chỉ có Quốc hội có thẩm quyền quyết định về ngân sách, không giao cho cơ quan khác thẩm quyền quyết định về ngân sách trong mọi trường hợp; mở rộng thêm các nguồn thu từ sổ xố kiến thiết, tiền quỹ sử dụng đất, … để tăng thêm các nguồn thu cho NSNN; cần thu hẹp các nguồn quỹ ngoài ngân sách và quản lý chặt chẽ việc thu chi các nguồn quỹ này để tăng thêm khả năng thu chi chung của NSNN; giữ nguyên quy định thưởng vượt thu như quy định hiện hành để khuyến khích và động viên các tỉnh thành trong công tác thu NSNN; nâng cao trách nhiệm và vai trò của Quốc hội trong các quyết định về ngân sách; tăng cường công tác giám sát việc thu, chi và sử dụng các

nguồn vốn từ NSNN; định nghĩa rõ ràng và cụ thể các khoản chi từ ngân sách để tiện cho việc quản lý.

Ba là, đối với vấn đề công khai NSNN và giám sát NSNN của cộng đồng cần làm rõ tính cơng khai và minh bạch rõ ràng về cơng khai dự tốn, chấp hành, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN. Việc quy định công khai NSNN là điều cần thiết theo quy định của Luật NSNN 2015. Tuy nhiên, khi công khai, nên lựa chọn những nội dung phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Đối với người dân ở cấp xã, phường chỉ nên thực hiện công khai đối với những lĩnh vực có liên quan đến đơn vị đó, các cơng trình đang thực hiện trên địa bàn. Đặc biệt, trong q trình lập dự tốn các cơng trình, đề nghị phải có sự xem xét, thống nhất với địa phương nơi có các cơng trình thực hiện dự án. Bởi lẽ, người dân là người hiểu rõ nhất mình đang có nhu cầu về cái gì và hiệu quả của từng cơng trình đó ra sao.

Bốn là, phân cấp quản lý NSNN, cần có hướng dẫn về Luật về quy định rõ ràng hơn về nội dung phân cấp; phân loại các địa phương để xác định mức độ giao quyền và trách nhiệm. Ngồi ra, Luật nên có văn bản hướng dẫn về vấn đề này phải tính đến đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương nói chung, trình độ phát triển để xác định trách nhiệm và giao quyền theo mức độ với từng nhiệm vụ cụ thể. Nếu làm được như vậy sẽ giảm dần việc lồng ghép trong ngân sách, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách cấp xã nói chung.

Năm là, quy định trách nhiệm giải trình trước cơ quan dân cử, Đề nghị dự thảo Luật bổ sung quy định trách nhiệm giải trình về NSNN vào các quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước và trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về NSNN nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý cho

việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các chủ thể có liên quan trong việc lập, phân bổ, thực hiện và quyết toán ngân sách.

Từ việc triển khai thi hành Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành, điều quan trọng và cần thiết là tăng cường việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện NSNN. Ở đây vai trị của các cơ quan NN có thẩm quyền nhà nước nói chung cần được đặt lên cao, và việc đồng thời ban hành luật Kiểm toán được sửa đổi bổ sung và thi hành phù hợp với Luật NSNN là hết sức cần thiết. Kiểm tốn Nhà nước là cơng cụ hữu hiệu giúp Quốc hội, Chính phủ và chính quyền địa phương kiểm tra đánh giá việc thực hiện NSNN các cấp, phát hiện và đề nghị xử lý những bất cập, tiêu cực trong quá trình chỉ đạo, thực hiện NSNN. Tuy nhiên thời gian qua cũng cịn có ý kiến là có nơi có lúc lực lượng kiểm tốn lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để kiểm tra, kiểm toán và xử lý vụ việc sai phạm tại các đơn vị thực hiện NSNN theo hướng hợp thức hóa có lợi cho đơn vị vi phạm để có sự “chia phần” trở lại cho mình. Như vậy vơ hình trung NSNN sẽ bị thất thoát qua lỗ hổng đó mà các hiện tượng tiêu cực lại tiếp tục tái diễn. Do vậy Luật kiểm toán Nhà nước cũng cần quy định rõ hơn chế tài xử lý đối với tổ chức cá nhân trong lực lượng kiểm tốn vi phạm pháp luật, cố tình xử lý vụ việc theo lợi ích cá nhân và làm thất thoát NSNN.

Từ việc ban hành Luật NSNN và Luật kiểm toán nhà nước và các văn bản như Luật chính quyền địa phương thay thế cho Luật tổ chức hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tác giả tin tưởng sẽ có sự quán triệt và quy định rõ ràng cụ thể trong việc thực hiện NSNN ở các cấp để mọi nguồn vốn nhà nước từ thu, chi, phân bổ đến điều hành chỉ đạo, thực hiện được công khai minh bạch, hiệu quả góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)