Thực tiễn về quản lý thu,chi ngân sách tại huyện Thanh Trì, thành phố HàNộ

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 43)

6. Kết cấu đề tài

2.3. Thực tiễn về quản lý thu,chi ngân sách tại huyện Thanh Trì, thành phố HàNộ

2.3.1. Tổng quan về huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam Thành phố, với diện tích tự nhiên 6.292,7ha, dân số trên 200.000 người gồm 15 xã và 01 thị trấn. Phía bắc giáp quận Hồng Mai, phía Nam giáp huyện Thường Tín, phía Tây và Tây bắc giáp quận Thanh Xn, phía đơng là sơng Hồng, giáp với huyện Gia lâm và tỉnh Hưng Yên. Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh phía Nam.

Năm 2019, UBND huyện đã có nhiều đổi mới trong cơng tác chỉ đạo điều hành với phương châm quyết liệt, tồn diện, sâu sát và hiệu quả, nên tình hình kinh tế trên địa bàn huyện đạt kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất đạt 10.624 tỷ 970 triệu đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng

nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 54,3 triệu đồng/người/năm. Thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy, UBND huyện lựa chọn, xây dựng và hỗ trợ các mơ hình phát triên tế ứng dụng cơng nghệ cao phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương. Những mơ hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao, trồng cây ăn quả chuyên canh tập trung... đã giúp mở ra hướng đi mới trong sản xuất nơng nghiệp ở huyện Thanh Trì. Nhiều mơ hình sản xuất đã và đang giúp nông dân đạt hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, đồng thời góp phần đưa nơng sản an tồn tới người tiêu dùng. Tiêu biểu như:. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì đã đề ra, tăng dần tỷ trọng của ngành dịch vụ - thương mại. Các cơng trình đầu tư xây dựng kênh mương, điện, đường, trường, trạm, chợ, …vv, được xây dựng đảm quy hoạch phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong lao động, sinh hoạt. Tình hình kinh tế xã hội phát triển ổn định và bền vững, thu nhập tăng, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, tình hình an ninh trật tự được giữ vững.

2.3.2. Đánh giá thực tiễn quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Trì, thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Những điểm đạt được trong việc quản lý thu, chi ngân sách tại

huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có sự đóng góp khơng nhỏ của việc quản lý ngân sách đạt hiệu quả, không thể phủ nhận rằng thực tiễn áp dụng những quy định của về quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn khảo sátthu được nhiều kết quả không nhỏ, cụ thể là:

* Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn huyện Thanh Trì đã xây dựng các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch về quản lý NSNN cấp huyện để áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao

Trên cơ sở là các văn bản pháp lý trong hoạt động quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các cơ quan NN có thẩm quyền trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tổ chức các cuộc họp nhằm quán triệt nội dung các văn bản trong hoạt động quản lý nhà nước từ đó tạo điều kiện quan trọng trong cơng tác hoạt động NSNN cấp huyện trên địa bàn. Một trong những công tác thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Trì chính là việc xây dựng các chiến lược, chính sách cũng như các chương trình. Thơng qua việc ban hành các chính sách thì các cơ quan NN có thẩm quyền trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tiến hành xây dựng và thực hiện các quy định đã được cấp trung ương đề ra nhằm quản lý có hiệu quả vấn đề về quản lý NSNN trên địa bàn xã trong những năm vừa qua.

Công tác xây dựng các quy định thể hiện trong các báo cáo và phương hướng của huyện Thanh Trì trong những năm trở lại đây đã góp phần duy trì ổn định và phát triển sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình mục tiêu về nơng thơn mới trên địa bàn xã, góp phần ổn định đời sống, phát triển nông – lâm - công nghiệp. Tuy nhiên, cần thiết thì bên cạnh việc xây dựng và phát triển thì cùng với đó chính là hoạt động áp dụng các chương trình mục tiêu trên vào thực tiễn. Cơng tác ban hành các chiến lược, chương trình về quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn được thực hiện theo nhiều giai đoạn, chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước qua loa phóng thanh, tin tức, tập huấn, băng rôn về công tác quản lý NSNN cấp huyện. Việc xây dựng quy hoạch giai đoạn từ qua các năm và có phương hướng sử dụng năm sau đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết thì phương hướng sử dụng, kế hoạch sử dụng ngân sách những năm tiếp theo. Thông qua việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các xã lân cận trên cơ sở chương trình của cấp huyện, tỉnh và

Trung ương thì huyện Thanh Trì trong những năm gần đây đã lập dự tốn và xây dựng chương trình, kế hoạch sử dụng NSNN cấp huyện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tình hình triển khai kế hoạch tại một số thơn bước đầu đã có nhiều chuyển biến.

* Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn

Trong giai đoạn hiện nay thì việc quản lý NN đối với ngân sách huyện Thanh Trì đã có nhiều chuyển biến, được thể hiện thơng qua bảng số liệu sau:

Bảng số liệu về thực hiện thu chi ngân sách:

Đơn vị: tỷ đồng

2018 2019 2020

A. Tổng thu 1.805.000.101 1.017.212.000 1.746.961.000

B. Tổng chi 734.896.236 823.085.000 1.161.879.700

Tình hình thu chi trên địa bàn xã được thể hiện bằng biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH THU CHI VỀ NSNN TRÊN ĐỊA HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NSX huyện Thanh Trì trong ba năm trên có sự biến động rất lớn trong thời kỳ nghiên cứu, được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ thể hiện bảng này cho thấy tổng thu ngân sách của huyện có sự biến động qua các năm. Nguyên nhân này kéo theo chi ngân sách bình quân cho một người dân cũng biến động mạnh. Điều này minh chứng cho việc có thể có một lượng rất ít hàng hóa và dịch vụ công được cung cấp trên địa bàn xã vào những năm khó khăn. Có thể là do ảnh hưởng của nền kinh tế cả nước nói chung.

Đối với các khoản thu, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cũng có chiều hướng giả. Lý do chính của biến động bất thường xuất phát từ những thay đổi của nguồn thu của các cấp trong việc điều chỉnh các loại thuế thoe quy định. Đối với tình hình chi thì đa phần cũng trong tình trạng trên. Lý do chủ yếu là việc chi nhằm đảm bảo tiết kiệm, chỉ chi trong những trường hợp có thể thấy hợp lý. Đảm bảo tính khách quan, cụ thể trong hoạt động thu chi trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội giai đoạn từ 2018 đến 2020 hiện nay.

Phân tích nguồn thu trong dự tốn trên địa bàn cho thấy thu ít và phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu từ các giao dịch liên quan đến đất đai. Trong các

khoản thu xã hưởng tồn bộ, nếu khơng tính đến những khoản thu khơng ổn định, chỉ có hai khoản chính là phí, lệ phí và thu từ đất cơng ích. Thu từ đất cơng ích biến động mạnh là do diện tích đất cơng ích thay đổi và giá lúa được dùng để thu trên phần lớn đất cơng ích giao động theo mùa vụ tại thời điểm thu. Thực tiễn, nghiên cứu trường hợp NSX Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội cho thấy NSX biến động mạnh trong thời kỳ nghiên cứu do cả những yếu tố kinh tế - xã hội tại địa phương và những thay đổi trong chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Về tổ chức cơ quan quản lý NSNN cấp huyện tại địa bàn huyện Thanh Trì: Hệ thống tổ chức quản lý về NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Trì được xây dựng và được Ủy ban nhân dân thông huyện thông qua đảm bảo cho hoạt động này được áp dụng một cách cụ thể và hiệu quả. Trong đó Ủy ban nhân dân thơng qua các phịng ban phối hợp với các đơn vị liên quan dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chủ tịch xã xây dựng và quản lý theo quy định của Luật NSNN 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành dưới sự kiểm tra giám sát, quyết định của Hội đồng nhân dân huyện thì mọi khoản thu chi phải thơng qua kho bạc nhà nước. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch của trong hoạt động của chương trình kế hoạch cấp xã thì chủ động tổ chức triển khai thực hiện chương trình về quản lý ngân sách trên địa bàn quản lý; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chương trình, kế hoạch thu chi ngân sách đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế triển khai thực hiện, trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Sự phối hợp của các ban ngành liên quan trong quản lý NSNN cấp huyện: Trong quá trình phố hợp các cơ qua liên ngành trong việc thu chi ngân

sách thì chính quyền các cấp chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan và cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng bộ trên cơ sở tham mưu đắc lực, đầy đủ, kịp thời của cơ quan thú y trên địa bàn từ khâu xây dựng đến khâu quản lý trong hoạt động thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì.

UBND huyện Thanh Trì thành lập đồn liên ngành liên quan phối hợp với với chính quyền cấp xã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành việc thu chi NSNN cấp huyện. Đặc biệt là vai trò của UBND cấp huyện rất quan trọng trong công tác quản lý, tổ chức, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện. Do vậy việc xây dựng hệ thống tổ chức trong quản lý NSNN cấp huyện nói với nội dung có liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong thực tế các cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn xã cần thiết có sự chủ động tổ chức phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết, đảm bảo công tác phối hợp quản lý, kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn có hiệu quả và đúng pháp luật.

* Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nộin: Trong vấn đề quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện đã có sự quan tâm và đầu tư một cách có hiệu quả. Điều này thể hiện việc hiện nay tại huyện Thanh Trì đã có sự phân cơng 15 cán bộ thực hiện cơng tác kiểm sốt về hoạt động quản lý trong ngân sách có trình độ đại học và trung cấp. Hầu hết cán bộ thực hiện công tác này đều đã được thông qua bằng các hoạt tập huấn về chun mơn, nghiệp vụ. Ngồi ra, để làm tốt cơng tác này thì các ban ngành chức năng huyện đã tổ chức kiểm tra, kiểm soát dưới sự chỉ đạo của hội đồng nhân dân cấp xã, xử lý hàng chục vụ vi phạm. Việc kiểm tra về hoạt động thu chi thông qua việc công khai NSNN trong kỳ, các báo cáo có liên quan trình hội đồng nhân dân kiểm tra làm rõ hợp lý hay không. Thời gian tới trên địa bàn huyện Thanh Trì cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp hậu kiểm và hỗ trợ giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc, giúp các cơ sở khắc phục được những vi phạm hiện nay.

* Công tác tuyên truyền công bố công khai NSNN cấp huyện: Ngày 15/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2664/QĐ-BTC cơng bố cơng khai số liệu dự tốn NSNN năm 2017. Căn cứ Quy chế cơng khai tài chính đối với các cấp NSNN, các đơn vị dự toán ngân sách, các tố chức được NSNN hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân, Bộ Tài chính cơng bố cơng khai số liệu dự toán NSNN năm 2017. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động cơng khai tài chính, trong những năm qua, Đảng bộ các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Thanh Trì đã triển khai và thực hiện nguyên tắc cơng khai tài chính. Các hoạt động này một mặt làm cho pháp luật về quản lý nhà nước về NSNN cấp huyện, nâng cao nhận thức và hành động phù hợp với pháp luật của ủy ban nhân dân cấp xã đi vào ổn định và trật tự. Vì vậy, trong năm 2018 - 2020 các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tổ chức thành cơng hàng ngàn buổi tuyên truyền pháp luật về ngân sách, áp dụng có hiệu quả các quy định pháp luật về vấn đề này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, việc treo hàng trăm băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền để người dân biết đến vấn đề này, biết rõ các quy định và thực hiện chức năng giám sát đối với hoạt động này trong thực tế. Hoạt động tuyên truyền để người dân biết đến hoạt động thu chi NSNN cấp huyện trong thời gian trở lại đâu trên địa bàn xã đã được chú trọng một cách nghiêm túc. Việc đổi mới trong công tác tổ chức, chỉ đạo thì phương pháp tuyên truyền pháp luật về vấn đề này đã có sự đa dạng, phong phú hơn. Các bài tuyên truyền, phát biểu, giảng giải dài dịng đã được thay vào đó là phương pháp tuyên truyền bằng trực quan, ngắn gọn, dễ hiểu; súc tích. Hình thức tun truyền đã có trọng tâm và lựa chọn đối tượng nhằm tiến tới góp phần đạt hiệu quả cáo trong cơng tác tun truyền sao cho có hiệu quả nhất. Thông qua các phương tiện thông tin và báo cáo để người dân hiểu rõ từ đó có thể góp phần thực hiện chức năng quản lý NN đối với NSNN cấp huyện đạt

hiệu quả cao hơn đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thông qua những kết quả nêu trên đã cho thấy hoạt động quản lý nhà nước về NSNN trên địa bàn đã có nhiều khởi sắc và đáng ghi nhận. Xét về cơ chế hình thành quản lý về vấn đề này được tổ chức một cách đồng bộ và có hệ thống quản lý chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp xã nói chung. Đồng thời, bên cạnh đó việc lập kế hoạch, chương trình, phương hướng về vấn đề này cũng được quan tâm một cách cần thiết bởi tầm quan trọng của nó trong cơng tác xây dựng, phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, với sự đầu tư về nguồn nhân lực, về trang thiết bị là một bước nhảy vọt để từ đó hoạt động quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Thanh Trì được thực hiện một cách quy củ và hoàn thiện hơn. Tất cả tổng hòa với mục tiêu là thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về vấn đề này một cách có hiệu quả cao tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong hoạt động này thì vẫn cịn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để qua đó làm cho hoạt động này được thực hiện tốt hơn trong thực tế trên địa bàn huyện Thanh Trì nói riêng

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách địa phương từ thực tiễn huyện thanh trì, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)