Xử lý tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại chi cục thi hành án dân sự thành phố thanh hóa (Trang 35)

Đối với tài sản cưỡng chế của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên vẫn tiến hành cưỡng chế đồng thời yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong thời hạn 30 ngày Chấp hành viên thơng báo cho đương sự, người có tranh chấp khơng khởi kiện tại Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định (Điều 75 Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014.

Trường hợp có căn cứ cho rằng người phải thi hành án trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thơng báo cho người được thi hành án biết và thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án. Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà đương sự, người được thi hành án khơng u cầu khởi kiện thì Chấp hành viên phải thực hiện việc yêu cầu Tịa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với giao dịch đó khi người được thi hành án khơng u cầu (khoản 2 Điều 75 Luật Sửa đổi, bổ sung luật Thi hành án dân sự năm 2014).

Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại

thời gian tự nguyện thi hành án mới có thể ra quyết định cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ đó là: Trường hợp cần ngăn chặn người thi hành án có hành vi tẩu tán hoặc hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có thể áp dụng ngay biện pháp cưỡng chế.

Khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hoặc hủy hoại tài sản phải thi hành án hoặc trốn tránh trách nhiệm thi hành án thì Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian tự nguyện thi hành án.

Trước khi kê biên, xử lý tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

Nếu đương sự vắng mặt thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên, nhưng phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên đồng thời lập biên bản về việc vắng mặt của đương sự. Trường hợp không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ lý do vào nội dung biên bản kê biên.

Khi kê biên đồ vật, nhà ở, cơng trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên nhưng phải thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014.

Biên bản kê biên có chữ ký của đầy đủ các thành phần tham gia buổi kê biên: đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.

Điều 90 Luật Thi hành án dân sự quy định: Kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp:

“1. Trường hợp người phải thi hành án khơng cịn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng khơng đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm có, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được đảm bảo và chi phí cưỡng chế thi hành án.

2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp , Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 điều 47 của luật này”.

2.7. Pháp luật quy định về thi hành án trong một số trƣờng hợp vụ thể

2.7.1. Thực hiện cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nhiều loại hình sở hữu chung như: Sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu chung của các thành viên trong hộ gia đình, sở hữu chung vợ chồng, sở hữu chung trong nhà chung cư… Trong thực tế thi hành án dân sự, thường gặp những vướng mắc liên quan đến ở hữu chung vợ chồng và sở hữu chung của các thành viên hộ gia đình khi xử lý tài sản của đương sự để thi hành án.

Các quy định của pháp luật cịn có sự khác nhau trong quy định về tài sản chung của vợ chồng và tài sản chung của hộ gia đình. Trên thực tế, trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai thay vì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng thì đều ghi là cấp cho hộ ông hoặc hộ bà cho nên xác định đấy là quyền sử dụng đất của vợ chồng hay quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Do đó, nhiều trường hợp là quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng nhưng khi Chấp hành viên thực hiện kê biên, cường chế phần tài sản của vợ chồng để thi hành án thì pháp sinh khiếu nại cho rằng đây là tài sản chung của hộ gia đình bao gồm cả bố, mẹ, con cái của người phải thi hành án. Vì vậy, Chấp hành viên phải xác định chính xác

(đặc biệt là quyền sử dụng đất) đấy là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản chung của các thành viên hộ gia đình trước khi thực hiện việc xác định phần tài sản của người phải thi hành án trong khối tài sản chung.

Quá trình xác minh thi hành án, Chấp hành viên xác định tài sản phải thi hành thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, kể cả quyền sử dụng đất thì Chấp hành viên phải thơng báo cho chủ sở hữu chung biết việc cưỡng chế.

Để đảm bảo cho quyền về tài sản của mình, chủ sở hữu chung có quyền khởi kiện u cầu Tịa án xác định phần sở hữu của họ đối với tài sản chung. Chấp hành viên có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần sở hữu của người phải thi hành án trong khối tài sản chung để đảm bảo thi hành án trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cho chủ sở hữu chung khởi kiện mà họ không khởi kiện. Việc xác định phần sở hữu của vợ, chồng phải theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình và thơng báo cho vợ, chồng biết.

Đối với tài sản chung có thể chia được thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế phần tài sản tương ứng với phần sở hữu của người phải thi hành án;

Trường hợp tài sản chung không thể chia được hoặc nếu việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản hoặc làm mất tính năng sử dụng của tài sản thì Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với toàn bộ tài sản và thanh toán lại cho chủ sở hữu chung còn lại giá trị phần tài sản thuộc quyền sở hữu của họ.

Trường hợp không đồng ý với việc xác định của Chấp hành viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được thơng báo hợp lệ thì vợ hoặc chồng hoặc thành viên hộ gia đình có quyền u cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Hết thời hạn này mà khơng có người khởi kiện thì Chấp hành viên tiến hành kê biên, xử lý tài sản và trả lại cho họ (điểm c khoản 2 Điều 24 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thi hành án dân sự).

Cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật Thi hành án dân sự cho người mua tài sản thi hành án, người nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày giao tài sản cho đồng sở hữu hoặc người được thi hành án,

2.7.2. Thủ tục kê biên, xử lý quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án (Mục 5 Chương 4 - Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự) hành án (Mục 5 Chương 4 - Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự)

Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005(được sửa đổi bổ sung năm 2009) thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản, trí tuệ, bảo gồm các quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Đối với trường hợp kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. Nếu quyền sở hữu trí tuệ đó đã được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên[ 01, tr.292].

Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả; sáng chế, giải pháp hữu ích; bí mật kinh doanh;, tên gọi xuất xứ hàng hóa; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; kiểu dáng cơng nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp [14, tr.150]

Khi kê biên, xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, ngồi những nội dung chung về cưỡng chế, Chấp hành viên cần lưu ý:

Trước khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.

Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014. Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.

86 Luật Thi hành án dân sự và điều 31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.

2.7.3. Thủ tục kê biên tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ người thứ ba giữ

Việc kê biên tài sản của người phải thi hành án do người thứ ba giữ được quy định tại điều 91 Luật Thi hành án dân sự và điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ gày 18/7/2015.

Theo quy định tại điều 91 Luật Thi hành án dân sự, trường hợp xác định người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án, kể cả trường hợp tài sản được xác định bằng bản án, quyết định khác thì Chấp hành viên ra quyết định kê biên tài sản đó để thi hành án, trường hợp người thứ ba khơng tự nguyện giao tài sản thì Chấp hành viên cưỡng chế buộc họ phải giao tài sản để thi hành án.

Theo quy định tại khoản 1 điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ: Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan Thi hành án dân sự để thi hành án. Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp tiền, tài sản đó thì sẽ bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án, chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.

Trường hợp người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án mà không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên, gây cản trở cho quá trình tổ chức thi hành án dẫn đến thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Khoản 3 điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định trường hợp phát hiện tổ chức,cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà

khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tịa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho Cơ quan Thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó khơng thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết để thu tiền, tài sản thi hành án.

Đối với tài sản của người phải thi hành án đang cho cá nhân, cơ quan, tổ chức th thì Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản đó và người thuê được tiếp tục thuê hợp đồng đã giao kết. Khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án đang cho thuê, cho ở nhờ thì Chấp hành viên phải thơng báo ngay cho người đang thuê, đang ở nhờ biết [26, tr.307].

2.7.4. Thủ tục kê biên vốn góp của người phải thi hành án

Đây là điều luật hoàn toàn mới so với trước khi Luật Thi hành án dân sự năm 2008 ra đời và hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế cạnh tranh, nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập tham gia hoạt động kinh doanh, thương mại trên thị trường. Điều 92 Luật Thi hành án dân sự quy định về trường hợp này như sau: Tùy từng trường hợp cụ thể màChấp hành viên có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án có vốn góp cung cấp thơng tin về phần vốn góp của người phải thi hành án để kê biên phần vốn góp đó. Trường hợp cần thiết phải xác định phần vốn góp của người phải thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định hoặc trưng cầu các tổ chức, cá nhân xác định phần vốn góp của người phải thi hành án để cưỡng chế thi hành án.

Bên cạnh đó, đương sự có quyền yêu cầu Toà án xác định phần vốn góp của người phải thi hành án.

2.7.5. Thủ tục kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án hành án

Điều 96 Luật Thi hành án dân sự quy định cụ thể việc tiến hành kê biên loại tài sản là phương tiện giao thông như sau: Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện giao thông phải giao giấy đăng ký phương tiện đó trong trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi

hành án để thực hiện nghĩa vụ.

2.7.6. Thủ tục kê biên tài sản gắn liền với đất và nhà ở của người phải thi hành án phải thi hành án

Đối với tài sản kê biên tài sản là cơng trình xây dựng gắn liền với đất thì Chấp hành viên phải kê biên cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quyền sử dụng đất không được kê biên; hoặc việc tách rời tài sản kê biên và đất không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó Thủ tục này được quy định tại

Một phần của tài liệu Pháp luật về kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn tại chi cục thi hành án dân sự thành phố thanh hóa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)