2.7. Pháp luật quy định về thi hành án trong một số trường hợp vụ thể
2.7.2. Thủ tục kê biên, xử lý quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
hành án (Mục 5 Chương 4 - Điều 84, 85, 86 Luật Thi hành án dân sự)
Theo điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005(được sửa đổi bổ sung năm 2009) thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản, trí tuệ, bảo gồm các quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Đối với trường hợp kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án. Nếu quyền sở hữu trí tuệ đó đã được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì quyền sở hữu trí tuệ vẫn bị kê biên[ 01, tr.292].
Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả; sáng chế, giải pháp hữu ích; bí mật kinh doanh;, tên gọi xuất xứ hàng hóa; tên thương mại; giống cây trồng mới; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ; chỉ dẫn địa lý; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp [14, tr.150]
Khi kê biên, xử lý tài sản là quyền sở hữu trí tuệ, ngồi những nội dung chung về cưỡng chế, Chấp hành viên cần lưu ý:
Trước khi kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án, Chấp hành viên thu giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án.
Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo Điều 98, 99 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014. Quyền sở hữu trí tuệ được định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ.
86 Luật Thi hành án dân sự và điều 31 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Việc bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản và pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ.