Phương thức Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)

1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi

1.3.1. Phương thức Tòa án

1.3.1.1. Khái niệm, ưu điểm, nhược điểm * Khái niệm

GQTC thương mại có YTNN bằng Tịa án là hình thức giải quyết thơng qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, phải tuân theo một trình tự tố tụng đặc biệt mà khoa học Tư pháp quốc tế gọi là TTDS quốc tế. Nội dung của TTDS quốc tế, bao gồm: giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử; xác định địa vị pháp lý của đương sự; ủy thác tư pháp; công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết của toà án.

* Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm: GQTC thương mại có YTNN bằng Tịa án là hình thức GQTC thơng qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước. Cơ quan tài phán Nhà nước có quyền nhân danh Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. Do đó, việc GQTC thương mại có YTNN bằng Tịa án có một ưu điểm nổi bật sau:

Một là, khi giải quyết tại Tịa án của một quốc gia thì nó có tính dứt điểm vụ án, vụ án coi như đã giải quyết xong và bản án được tun đó có tính cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ nước đó.

Hai là, việc xét xử hai cấp của hệ thống Tòa án giúp cho các bên có cơ hội phát hiện và khắc phục những sai sót trong qúa trình GQTC của Tịa án cấp dưới. Nhìn chung, Tịa án các nước trên thế giới có hai cấp xét xử là sở thẩm và phúc thẩm. Theo đó, phán quyết của Tịa án cấp sơ thẩm khơng có hiệu lực thi hành ngay (khơng có tinh chất chung thẩm) mà phải sau một thời gian nhất định (khoảng thời gian này được dành cho việc kháng cáo hoặc kháng nghị). Nếu có kháng cáo, kháng nghị, bản án được xét lại ở cấp phúc thẩm.

Ba là, án phí của Tịa án thấp hơn phí Trọng tài. v.v. Nhược điểm:

Một là, q trình tố tụng Tịa án phải tn thủ những thủ tục mang tính mệnh lệnh, bắt buộc của pháp luật nơi khỏi kiện và thường phức tạp làm cho quá trình GQTC bị kéo dài.

Hai là, quy trình tố tụng cơng khai làm ảnh hưởng đến uy tín và bí mật kinh doanh của các bên.

Ba là, việc cưỡng chế thi hành đối với các bên cũng rất khó khăn bởi phán quyết của Tịa án được tuyên trên lãnh thổ nước này nhưng lại phải thi hành trên lãnh thổ nước khác.

1.3.1.2. Cách thức tiến hành

* Giai đoạn 1, khởi kiện và xác định thẩm quyền xét xử: Khác với TTDS khơng

có YTNN, trong TTDS quốc tế, giai đoạn này Tòa án nhận đơn phải giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử trước sau đó mới xem xét tư cách đương sự trước hệ thống Tịa án của nước có thẩm quyền giải quyết.

(i) Giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử

Trong khoa học tư pháp quốc tế cho thấy, khi có một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi nói chung và tranh chấp thương mại có YTNN nói riêng thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có hai hoặc nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó trong lí luận tư pháp quốc tế tình trạng này gọi là xung đột thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế.

Thông thường, xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế do các quốc gia tự quy định cụ thể trong văn bản pháp luật của mình. Song các quốc gia cịn kí kết với nhau các điều ước quốc tế để điều chỉnh các vấn đề về độc quyền xét xử, xét xử theo lựa chọn, mở rộng thẩm quyền xét sử, khước từ quyền xét sử dân sự quốc tế… Có rất nhiều quy tắc dấu hiệu làm cơ sở để xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế của toà án tư pháp đối với các vụ việc tư pháp cụ thể. Các quy

tắc, dấu hiệu này thường quy định dưới dạng các quy tắc xung đột về thẩm quyền xét xử. Cụ thể như sau:

Một là, dấu hiệu quốc tịch của các bên đương sự: Quy tắc này có ý nghĩa quan trọng, có tính quyết định trong giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế ở các nước xây dựng hệ thống xung đột theo nguyên tắc “luật quốc tịch”.

Hai là, dự theo sự thoả thuận của các bên: Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận lựa chọn tịa án giải quyết tranh chấp nhằm bảo đảm sao cho các bước tố tụng tại tồ án (có quyền tài phán) mang lại lợi ích tốt nhất cho cho các bên.

Ba là, dấu hiệu mối liên hệ của vụ việc với quốc gia có tồ án: Nếu tồn tại bất kì mối liên hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tồ án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây tổn thất hoặc nơi thi hành bản án.

Bốn là, xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.

Năm là, xác định thẩm quyền xét sử dân sự quốc tế theo dấu hiệu sự “hiện diện” của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước có tồ án giải quyết vụ tranh chấp và khả năng thực tế khởi kiện vụ án chống bị đơn hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm quyết định sơ thẩm vụ án tại nước ngoài. Quy tắc này được sử dụng rộng rãi ở các nước theo hệ thống luật anh mỹ.

Sáu là, xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu nơi có vật đang tranh chấp.

(ii) Xem xét tư cách đương sự trước hệ thống Tòa án của nước có thẩm quyền giải quyết.

Xuất phát từ nguyên tắc quyền con người trong công pháp quốc tế nên người nước ngoài khi ở bất kỳ quốc gia nào sẽ không bị hạn chế quyền bởi các yếu tố quốc tịch, nơi cư trú. Trong quan hệ TTDS quốc tế, quyền và nghĩa vụ tố tụng của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được đảm bảo trên nguyên tắc đối xử quốc gia nhằm tạo sự bình đẳng các bên chủ thể khi tham gia tố tụng tại Tòa án của quốc gia nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các tranh chấp dân sự quốc tế [86, tr.238]. Vì vậy, người nước ngồi sẽ có quyền bình đẳng với cơng dân của nước sở tại trong TTDS trước Tòa án của nước sở tại, cụ thể: người nước ngồi có quyền khởi kiện tại Tịa án nước sở tại nhằm bảo vệ các quyền nhân thân, quyền tài sản và các quyền khác được pháp luật quy định. Do đó, người nước ngồi được quyền tham gia vào quá trình TTDS tại nước sở tại với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hoặc người thứ ba có quyền và nghĩa vụ liên quan. Chính vì vậy, khi xem xét tư cách đương

sự trước hệ thống Tịa án của nước có thẩm quyền giải quyết tức là xem xét năng lực hành vi TTDS của chủ thể nước ngoài.

Hiện nay, năng lực hành vi TTDS của các chủ thể nước ngoài cũng được các quốc gia thỏa thuận ghi nhận trong các ĐƯQT song phương hoặc đa phương nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các bên tham gia tố tụng khơng chỉ là sự ràng buộc pháp lý mang tính chất quốc gia mà còn là yêu cầu mang tính chất quốc tế. Tuy nhiên, các quyền tố tụng của các chủ thể nước ngồi có thể bị hạn chế nếu quốc gia có Tịa án áp dụng chế độ cược án phí đối với họ, nghĩa vụ này được ghi nhận trong luật pháp của nhiều nước, với những mức độ và cách thức không giống nhau. Nhưng xuất phát từ sự phân biệt bất lợi cho chủ thể nước ngồi của các chế định cược án phí mà nhiều nước đã bỏ chế định này.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị xét xử. Tòa án thụ lý vụ việc sẽ tiến hành. Tòa án thụ lý

sẽ tiến hành các hoạt động như điều tra, thu thập chứng cứ, tống đạt giấy tờ đến các đương sự, lấy lời khai của đương sự... do tranh chấp liên quan đến đương sự là người nước ngoài hoặc đối tượng tranh chấp ở đang tồn tại ở nước ngồi, nên cần phải thơng qua cơ chế ủy thác tư pháp để thực hiện các hoạt động tố tụng ở nước ngoài.

Để thực hiện ủy thác tư pháp, pháp luật các nước quy định nguyên tắc ủy thức tư pháp quốc tế trong pháp luật nước mình. Những ngun tắc đó là: tơn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, có đi có lại. Việc thực hiện ủy thác tư pháp chỉ mang tính chất bắt buộc nếu như giữa các quốc gia đã tham gia ĐƯQT. Tuy nhiên, việc từ chối ủy thác tư pháp của Nhà nước nước ngoài mà khơng có lí do thuyết phục thì bị coi là hành vi thiếu thiện chí trong quan hệ quốc tế của quốc gia, hành vi này có thể bị áp dụng biện pháp trả đũa hoặc nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ TTTP của nước yêu cầu.

Giai đoạn 3: Xét xử. Trên cơ sở Luật Tòa án (Lex fori), Tịa án có thẩm

quyền sẽ áp dụng luật để GQTC. Đối với luật hình thức, Tịa án chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình để GQTC, trừ trường hợp ngoại lệ (ĐƯQT có quy định khác). Để xác định luật nội dung Tòa án sẽ lựa chọn trên cơ sở quy tắc của Tư pháp quốc tế để giải quyết (giải quyết xung đột pháp luật).

Giải quyết xung đột pháp luật là việc xác định hệ thống pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thương mại có tranh chấp phát sinh [86, tr.24]. Như vậy, để điều chỉnh nội dung tranh chấp thương mại có YTNN, Tịa án sẽ phải xác định một hệ thống pháp luật phù hợp nhất

trong hai hay nhiều hệ thống phấp luật có liên quan hay cịn gọi là xung đột pháp luật. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp trong hoạt động thương mại có YTNN, bao gồm: Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các chủ thể trong kinh doanh (cho thương nhân là cá nhân, cho thương nhân là pháp nhân); xung đột pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại (hình thức hợp đồng, nội dung hợp đồng, nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng). Trong quan hệ thương mại có YTNN, việc xác định luật áp dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau: Các bên có quyền chọn bất cứ luật nào họ muốn (việc chọn luật có thể minh thị hoặc mặc thị); Chỉ khi khơng có một chỉ dẫn nào để tìm hiểu ý chí của hai bên, Tịa án mới căn cứ vào các hệ thuộc luật quy định trong ĐƯQT hoặc pháp luật quốc gia để chọn luật điều chỉnh. Cho dù việc chọn luật thuộc về các bên hay Tòa án thì việc chọn luật này cũng phải thận sự trọng trong các trường hợp hạn chế chọn luật (Bảo lưu trật tự công cộng, dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, lẩn tránh pháp luật, đối tượng thuộc quan hệ sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ).

Giai đoạn 4: Thi hành án. Khi vụ việc được giải quyết, bản án có hiệu lực

pháp luật trên lãnh thổ nước tuyên. Tuy nhiên, do tính chất tranh chấp có liên quan đến nhiều quốc gia, nên có thể đương sự, những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cần làm một thủ tục để yêu cầu Tịa án nước ngồi cơng nhận và cho thi hành bản án quyết định thương mại đó ở nước ngồi (trường hợp này do luật nước ngoài quy định).

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế nên bản án, quyết định được tuyên bởi Tòa án của một quốc gia chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. Bản án, quyết định đó muốn được cơng nhận và cho thi hành trên lãnh thổ quốc gia khác thì phải có sự đồng ý của quốc gia đó (tức theo các điều kiện công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự được quy định trong các ĐƯQT có hiệu lực giữa các nước hữu quan hoặc có thỏa mãn các điều kiện về cơng nhận và cho thi hành bản án của Tịa án nước ngồi theo quy định của pháp luật nước mình hay khơng).

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 27 - 31)