Phương thức thương lượng

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)

1.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi

1.3.3. Phương thức thương lượng

1.3.3.1. Khái niệm, ưu điểm, nhược điểm

* Khái niệm

Thương lượng là hình thức GQTC thương mại trong đó các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ mà không cần bất kỳ sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay của bất kỳ người thứ ba nào.

Thương lượng là hình thức GQTC mang tính chất hịa bình, vẫn cịn coi là công việc riêng tư của các bên nên phần đa pháp luật của các nước ít xây dựng nguyên tắc, quy trình cũng như chưa có các biện pháp để đảm bảo thi hành kết quả của hình thức này. Hay nói cách khác, các hình thức này cho phép các bên chia sẽ

rủi ro và tự nguyện thực hiện kết quả thu được. Tuy nhiên, các bên không chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý về thực hiện cam kết cuối cùng. Vì vậy, các tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp thương mại có YTNN nói riêng, khi được giải quyết thơng qua hình thức này khơng đạt được hiệu quả cao.

Ưu điểm: so với các hình thức khác thể hiện ở chỗ ít phiền hà vì thủ tục tiến hành thương lượng đơn giản và không lệ thuộc vào bất cứ các quy tắc nào, nên việc GQTC bằng thương lượng có thể nhanh chóng, hạn chế làm gián đoạn các quá trình trong kinh doanh và ít tốn kém. Quan trọng hơn nữa uy tín và bí mật trong kinh doanh quốc tế của các bên khơng bị tổn hại vì khơng có sự tham gia của bên thứ ba.

Nhược điểm: hình thức thương lượng để GQTC thương mại có YTNN giữa các thương nhân cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định, như sau:

Một là, do thương lượng là một hình thức GQTC tự phát, không bị điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật nên kết quả thương lượng thường không bị rằng buộc về mặt pháp luật.

Hai là, thương lượng là một q trình khép kín, do vậy các thỏa thuận đạt được có nguy cơ trái pháp luật hoặc là tiền đề cho những tranh chấp, sai phạm tiếp theo.

Ba là, quá trình đàm phán xảy ra không mang lại kết quả, nhưng đây chưa phải là nhược điểm lớn nhất mà nguy hiểm hơn cả một bên không trung thực, lợi dụng thương lượng như một cái bẫy đối với những chủ thể thiếu tỉnh táo và cả tin, nó giống như một kế hỗn binh để đạt được các ý đồ của đối tác.

Do vậy, phần đa các nước trên thế giới khi GQTC theo hình thức thương lượng cho thấy, chỉ đạt kết quả khi các bên đều có mong muốn bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau và các bên thấy được những hậu quả bất lợi mà hai bên đều gánh chịu khi giải quyết theo hình thức đó khơng thành. Sự thành cơng của hình thức này phụ thuộc vào ý thức xây dựng, sự hiểu biết pháp luật và bản chất vụ tranh chấp của các bên.

1.3.3.2. Cách thức tiến hành thương lượng

Thứ nhất, Thương lượng trực tiếp giữa hai bên bằng cách gặp nhau. Các bên tranh chấp trong quan hệ thương mại có YTNN trực tiếp gặp mặt nhau hoặc thơng qua đại diện của mình tại một địa điểm trên lãnh thổ của một quốc gia để đàm phán với nhau về những tranh chấp đã phát sinh.

Thứ hai, Thương lượng gián tiếp giữa hai bên bằng khiếu nại. Đây là cách thức được áp dụng phổ biến trong GQTC thương mại có YTNN. Cách thức này thường được tiến hành qua các bước sau: (i) xác định sự cần thiết và mục tiêu khiếu nại; (ii) lập hồ sở khiếu nại; (iii) gửi hồ sơ khiếu nại trong thời hạn theo luật định

hoặc theo quy ước giữa hai bên; (iv) giải quyết khiếu nại, tìm biện pháp giải quyết khiếu nại giữa hai bên. Kết quả của việc khiếu nại được ghi thành biên bản và có giá trị pháp lý như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp và việc thi hành thỏa thuận này hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện. Như vậy, về mặt kinh tế: khiếu nại là hình thức GQTC vừa tiết kiệm thời gian vừa đỡ tốn chi phí, về mặt hậu quả pháp lí: mang lại nhiều kết quả chính xác hơn. Cho nên khi lựa chọn GQTC bằng thương lượng trong quan hệ thương mại có YTNN, các bên thường lựa chọn cách thức thương lượng bằng khiếu nại để GQTC.

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 36 - 38)