Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 41)

2.1. Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi nước ngoài

Tại Điều 317 của Luật thương mại 2005, để GQTC trong hoạt động thương mại nói chung và tranh chấp thương mại có YTNN nói riêng, thơng thường có 4 phương thức để các bên có thể lựa chọn:

- Thương lượng giữa các bên;

- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải;

- Giải quyết tại Trọng tài thương mại; - Giải quyết tại Tòa án.

2.1.1. Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi bằng Tịa án * Về thẩm quyền của Tòa án * Về thẩm quyền của Tòa án

GQTC thương mại nói chung và GQTC có YTNN nói riêng tại Tịa án ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật TTDS được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2016. Tại Khoản 3 Điều 2 về hiệu lực của Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Bộ TTDS được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Như vậy, theo nguyên tắc chung, việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam phải dựa vào căn cứ xác định thẩm quyền xét xử được quy định trong ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Nếu trường hợp điều ước quốc tế không quy định mới áp dụng Bộ luật TTTDS năm 2015 để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam và được xác định trong hai trường hợp như sau:

Thứ nhất, về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam: Theo Điều 469 của Bộ luật TTDS năm 2015, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN nói chung và tranh chấp thương mại có YTNN nói riêng trong những trường hợp sau đây:

- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên

quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phịng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngồi lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Thứ hai, về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam: Điều 470 Bộ Luật TTDS năm 2015 quy định những trường hợp Tịa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt. Ở đây, các nhà làm luật liệt kê các trường hợp Tòa án có thẩm quyền riêng biệt nhưng phần lớn là những trường hợp cụ thể, thuộc một phạm trù riêng biệt. Theo đó các tranh chấp thương mại có YTNN thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam, gồm:

- Tranh chấp thương mại đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

- Tranh chấp khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Về ý nghĩa của thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam, quy định là: “những bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi khơng được cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam nếu Tòa án nước đã ra bản án, quyết định khơng có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật này” (khoản 4, Điều 439 Bộ luật TTDS 2015). Như vậy, khi Tịa án nước ngồi thụ lý, giải quyết vụ việc có YTNN thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam, thì bản án, quyết định của họ sẽ không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, thẩm quyền Tòa án Việt Nam trong việc GQTC thương mại YTNN còn được quy định ở một số văn bản pháp luật chuyên ngành, như: Luật đầu tư 2014; Luật thương mại 2005; BLHH; Luật HKDD.

Như vậy, tranh chấp thương mại có YTNN rất đa dạng, tùy từng hợp đồng trong lĩnh vực cụ thể và tùy vào việc quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên mà có thể lựa chọn cơ quan GQTC là Tịa án Việt Nam hoặc Tịa án một nước ngồi cụ thể.

Bên cạnh đó cần lưu ý, phân định rõ thẩm quyền giữa Tòa án và thẩm quyền Trọng tài trong việc GQTC thương mại có YTNN. Theo Điều 6 Luật TTTM năm 2010 quy định Tòa án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận Trọng tài, như sau: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận Trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tồ án thì Tồ án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận Trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận Trọng tài không thể thực hiện được”.

Tịa án Việt Nam cũng có quyền từ chối thẩm quyền GQTC thương mại có YTNN theo quy định tại Điều 472 Bộ luật TTDS năm 2015: “Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận lựa chọn Tịa án nước ngồi hoặc đã có Tịa án nước ngồi, Trọng tài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngồi giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp”.

* Về luật áp dụng trong quá trình GQTC

Thứ nhất, luật áp dụng đối với tranh chấp thương mại có YTNN phát sinh từ

hợp đồng:

Tại Điều 683 BLDS 2015 quy định luật áp dụng đối với tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngồi phát sinh từ hợp đồng, như sau:

“1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên khơng có thoả thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.

2. Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:

a) Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa;

b) Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ;

c) Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ;

d) Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xun thực hiện cơng việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với

hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân.

đ) Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng. 3. Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại khoản 2 Điều này có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.

4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.

5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.

6. Các bên có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó khơng được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.

7. Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó. Trường hợp hình thức của hợp đồng khơng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được cơng nhận tại Việt Nam”.

Như vậy, đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có YTNN, nếu các bên khơng có thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng pháp luật thì áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều 683 BLDS 2015. Theo đó, các nguyên tắc trên được áp dụng xác định pháp luật áp dụng cho nội dung hợp đồng cũng như hình thức của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có YTNN. Đồng thời, pháp luật cũng quy định các trường hợp không được thỏa thuận luật áp dụng khi đối tượng tranh chấp liên quan đến bất động sản mà pháp luật của nước nơi có bất động sản sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, pháp luật ghi nhận quyền cho các bên có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.

Thứ hai, luật áp dụng đối với tranh chấp thương mại có YTNN phát sinh ngồi hợp đồng.

Tại Điều 687 BLDS 2015 quy định luật áp dụng đối với tranh chấp thương mại có YTNN phát sinh ngồi hợp đồng, như sau:

“1. Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.

2. Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng”.

Như vậy, đối với tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có YTNN, nếu các bên khơng có thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng thì theo khoản 1 Điều 687 BLDS 2015, pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại sẽ được áp dụng. Trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng. Như vậy, nguyên tắc chung được BLDS 2015 quy định nhằm xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có YTNN là pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.

* Về ủy thác tư pháp quốc tế

Khi Tòa án thụ lý sẽ tiến hành các hoạt động như điều tra, thu thập chứng cứ, tống đạt giấy tờ đến các đương sự, lấy lời khai của đương sự... do tranh chấp liên quan đến đương sự là người nước ngoài hoặc đối tượng tranh chấp ở đang tồn tại ở nước ngồi, nên cần phải thơng qua cơ chế ủy thác tư pháp để thực hiện các hoạt động tố tụng ở nước ngoài.

Theo quy định của Luật TTTP 2008 và Bộ LTTDS đã quy định chi tiết các vấn đề: nguyên tắc, phạm vi, hình thức, nội dung hồ sơ yêu cầu, cơ quan đầu mối…tương đối phù hợp với các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết với các nước. Cụ thể là:

- Nguyên tắc UTTP trong TTDS: Việc thực hiện UTTP giữa Tòa án Việt Nam với Tòa án nước ngồi khi GQTC thương mại có YTNN được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Về ngun tắc việc UTTP chỉ được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận trong ĐƯQT, trong trường hợp chưa có ĐƯQT, UTTP được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại (xem Điều 414 Bộ luật TTDS, Điều 4 Luật TTTP năm 2008).

- Phạm vi và nội dung UTTP: theo Hiệp định TTTP và Điều 10 Luật TTTP năm 2008, phạm vi TTTP về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về dân sự; Triệu tập người làm chứng, người giám định; Thu thập, cung cấp chứng cứ; Các yêu cầu TTTP khác về dân sự. Như vậy, khi GQTC thương mại có YTNN, trong những trường hợp cần thiết, Tòa án Việt Nam sẽ yêu cầu cơ quan tư pháp nước ngoài thực hiện các UTTP cho Tòa án Việt Nam nếu thương nhân trong vụ tranh chấp có nơi cư trú, trụ sở, tài sản ở nước ngồi.

- Trình tự thủ tục thực hiện UTTP: Tịa án Việt Nam khi GQTC thương mại có YTNN làm hồ sơ ủy thức phải chuyển cho Bộ tư pháp; Bộ tư pháp Việt Nam sẽ chuyển sang cho Bộ tư pháp nước ngoài (hoặc Bộ ngoại giao) nước nơi cần thực hiện TTTP. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản sau đây: a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu TTTP về dân sự; b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của Luật TTTP; c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được ủy thác. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành ba bộ theo quy định của Luật TTTP và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác (xem Điều 11 Luật TTTP và các Hiệp định TTTP mà Việt nam ký kết).

- Ngôn ngữ được sử dụng để lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Luật TTTP, cu thể là: Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngồi đã có điều ước quốc tế về TTTP thì ngơn ngữ trong TTTP là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngồi chưa có điều ước quốc tế về TTTP thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu TTTP hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận. Cơ quan lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài TTTP phải dịch hồ sơ ra ngôn ngữ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật TTTP. Song trên thực tế, phần lớn các yêu cầu UTTP phải được lập bằng ngôn ngữ của được yêu cầu kèm theo bản dịch theo tiếng của nước được yêu cầu hoặc sang tiếng Anh nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu thực hiện nhanh chóng các yêu cầu ủy thác. Trên cơ sở yêu cầu này, các cơ quan được yêu cầu sẽ thực hiện UTTP và trả lời kết quả theo cách tương tự cho Tịa án Việt Nam có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài từ thực tiễn tại tỉnh lào cai (Trang 41)