Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

1.2. Các quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp

1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương

mại tại Tòa án theo tố tụng dân sự

Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp KDTM là những tư tưởng chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết các vụ án, tranh chấp KDTM và được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật như Luật Hiến Pháp, BLTTDS hiện hành. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng như BLTTDS năm 2015, việc giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án cũng tương tự giải quyết các tranh chấp về dân sự, hành chính, lao động hoặc giải quyết án hình sự phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc chung như đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự, nguyên tắc hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, thẩm phán và các hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Tòa án xét xử tập thể, xét xử cơng khai... [15]; [16]; [18]. Ngồi các nguyên tắc chung trên, trong giải quyết tranh chấp KDTM cần tập trung, chú ý vào các nguyên tắc đặc biệt sau:

1.2.1.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự

Tôn trọng quyền tự do định đoạt của các đương sự bắt nguồn từ nguyên tắc bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Đây là nguyên tắc rất cơ bản của tố tụng trong giải quyết vụ án KDTM. Trên cơ sở đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể nếu họ kinh doanh trong khn khổ những gì pháp luật khơng cấm. Nhà nước chỉ can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự khi họ có đơn khởi kiện yêu cầu tịa án giải quyết. Nhà nước khơng tự mình đưa các tranh chấp của các bên ra tòa án để giải quyết. Quyền tự định đoạt còn thể hiện ở quyền tự hòa giải, thỏa thuận trước tòa, quyền rút đơn khởi kiện, sửa đổi, bổ sung nội dung đơn khởi kiện, quyền yêu cầu Tòa án ghi nhận các nội dung các đương sự tự hòa giải, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, quyền yêu cầu Tòa án không công khai bản án, quyết định trong trường hợp có liên quan đến bí mật của doanh nghiệp, chủ thể của hoạt động KDTM.

1.2.1.2. Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Nguyên tắc này thể hiện: Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của BLTTDS bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình; Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ; Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tịa án; Khơng ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

Với nguyên tắc trên cho thấy pháp luật cho phép đương sự có quyền mời luật sư hoặc những người khác có khả năng, trình độ và có đủ điều kiện theo quy định tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho họ. Bên cạnh đó, Tịa án phải tạo điều kiện, bảo đảm cho đương sự được thực hiện đúng, đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình và khơng được hạn chế quyền của đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tại Tịa án.

1.2.1.3. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo nguyên tắc này, các đương sự có quyền và nghĩa vụ chứng minh, chủ động cung cấp chứng cứ cho Tịa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi giải quyết các vụ án KDTM, Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự đưa ra, sẽ nghe các bên trình bày và xác minh chứng cứ. Tịa án khơng tiến hành xét hỏi như tố tụng hình sự. Các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày những gì mà họ cho là cần thiết. Tịa án khơng bắt buộc phải thu thập thêm chứng cứ mà chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ khi thấy cần thiết, để làm rõ thêm yêu cầu của các bên, bảo đảm cho việc ra quyết định, bản án được chính xác.

1.2.1.4. Ngun tắc hịa giải

Khi có tranh chấp xảy ra, trước hết các bên tự tiến hành hòa giải với nhau. Khi khơng tự hịa giải được, các bên mới khởi kiện yêu cầu Tòa án can thiệp. Nhưng trong q trình Tịa án giải quyết vụ án, các đương sự vẫn có thể tiến hành hịa giải dưới sự hướng dẫn, cơng nhận của Tịa án. Chỉ khi hịa giải khơng thành, Tịa án mới đưa vụ án ra xét xử. Hơn nữa, tại phiên tòa, các đương sự vẫn có quyền thương lượng, hịa giải tranh chấp với nhau, Hội đồng xét xử (HĐXX) phải tạo điều kiện và đảm bảo cho các đương sự thực hiện nguyên tắc này.

1.2.1.5. Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Nguyên tắc này được thể hiện trong nhiều quy định của BLTTDS như quy định về thời hạn giải quyết vụ án, rút ngắn thời hạn, áp dụng thủ tục rút

gọn, hạn chế việc giao vụ án cho tòa cấp dưới để xét xử lại nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, giảm đến mức thấp nhất có thể những thiệt hại phát sinh. Việc áp dụng nguyên tắc này trong giải quyết tranh chấp KDTM không những đảm bảo đúng pháp luật mà cịn phải nhanh chóng, kịp thời, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, gây ảnh hưởng về quyền, nghĩa vụ của các bên, đồng thời giảm thiểu thấp nhất những tổn thất khơng đáng có từ tranh chấp cho các chủ thể kinh doanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của mình.

Theo khoản 1 Điều 203 BLTTDS quy định thì đối với vụ án dân sự, hơn nhân gia đình, lao động, thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trong trường hợp phức tạp có thể gia hạn 02 tháng. Tuy nhiên, đối với vụ án KDTM, thời hạn giải quyết vụ án quy định là 02 tháng kể từ ngày thụ lý và trong trường hợp vụ án phức tạp thì được gia hạn thêm 01 tháng [18]. Như vậy, thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp KDTM đã giảm bằng 1/2 thời hạn giải quyết quyết vụ án dân sự đã thể hiện rõ nguyên tắc này. Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp KDTM là đặc trưng khác biệt với thời hạn giải quyết các tranh chấp khác theo thủ tục tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)