Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 34)

1.2. Các quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

1.2.2.1. Thẩm quyền chung của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Mỗi cơ quan nhà nước đều được pháp luật quy định về thẩm quyền hoạt động trong một lĩnh vực nhất định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và khơng được hoạt động, thực hiện ngồi phạm vi quy định đó. Sự phân định thẩm quyền đã tạo điều kiện cần thiết đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động bình thường, khơng chồng chéo, dẫm chân lên nhau. Tịa án là một bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam, cơ sở pháp lý cho phép và thừa nhận Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, xét xử các vụ án được ghi nhận trong hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án và các văn bản pháp luật khác như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tố tụng hành chính. Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [15] và tại khoản 2, Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng nêu:

“Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật....” [16].

Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp KDTM là phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý của Tòa án được pháp luật cho phép trong giải quyết các tranh chấp này. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Tịa án có quyền thụ lý, xem xét, ban hành các quyết định, bản án khi giải quyết các tranh chấp KDTM theo thủ tục tố tụng mà BLTTDS quy định.

Tại Điều 30 của BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền chung của Tòa án trong giải quyết tranh chấp KDTM đó là:

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật [18].

Với các quy định trên cho thấy, các tranh chấp thỏa mãn một trong các quy định tại điều 30 BLTTDS năm 2015 là tranh chấp KDTM nói chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Việc phân định như trên góp phần giúp các

chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, KDTM khi có tranh chấp xảy ra có thể xác định đúng cơ quan giải quyết tranh chấp, đồng thời để Tòa án xác định đúng loại tranh chấp KDTM từ đó có cơ sở, phương hướng xử lý, thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý vụ, việc và thực hiện đúng trình tự, thủ tục, áp dụng đúng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án.

1.2.2.2. Thẩm quyền theo cấp xét xử của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo BLTTDS, thẩm quyền theo cấp xét xử được hiểu cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm. Theo thủ tục sơ thẩm, thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp về KDTM được quy định tại các Điều 35, 36, 37 của BLTTDS. Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án KDTM là Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với từng loại việc nhất định.

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện: Tại Điều 35, 36 của BLTTDS quy định Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa dân sự chuyên trách của Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về KDTM quy định tại khoản 1 Điều 30 của BLTTDS, đó là những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh; đều có mục đích lợi nhuận trong các lĩnh vực như sản xuất, đầu tư, kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại lý, đại diện, ký gửi, thuê và cho thuê, tư vấn kỹ thuật, vận chuyển hàng hóa, và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác... Với những tranh chấp trên nhưng có đương sự hoặc tài sản ở nước ngồi, cần phải ủy thác tư pháp thì do Tịa án cấp tỉnh giải quyết (khoản 3 điều 35 BLTTDS) [18]. Hoặc những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện, nhưng có tính chất phức tạp liên quan đến tình hình chính trị, xã hội, có nhiều chủ thể tham gia tố tụng, nhiều tài sản tranh chấp khác nhau ở các địa phương khác nhau thì Tịa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết (khoản 2 Điều 37 BLTTDS), trường hợp này Tịa án cấp huyện khơng giải quyết [18].

- Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Tại Điều 30, 37, 38 của BLTTDS năm 2015, Tòa án nhân dân cấp tỉnh được giải quyết các tranh chấp về KDTM sơ thẩm, bao gồm:

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên cơng ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với cơng ty, thành viên cơng ty; Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của cơng ty; Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật [18].

+ Những tranh chấp được quy định tại khoản 1 điều 30 BLTTDS có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài [18].

+ Những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng trong trường hợp như vụ có tính chất phức tạp, có nhiều đương sự nhiều địa bàn khác nhau,... do Tòa án tỉnh lấy lên để giải quyết [18].

Như vậy, theo quy định trên thì Tịa án nhân dân cấp huyện và Tịa án nhân dân cấp Tỉnh là Tịa án có thẩm quyền xét xử các vụ án, tranh chấp về KDTM theo thủ tục sơ thẩm. Việc quy định như trên là căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, quy định về sự phân cấp của các cấp Tòa án trong hoạt động xét xử. Tịa án cấp huyện có thẩm quyền xét xử các tranh chấp KDTM sơ thẩm theo khoản 1 điều 30 BLTTDS vì đây là Tịa cơ sở nên tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc nộp đơn khởi kiện, tham gia tố tụng. Tịa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử các vụ án, tranh chấp KDTM sơ thẩm đối với những loại vụ, việc theo quy định tại điều 30, 37, 38 BLTTDS là những loại vụ việc thuộc trường hợp phức tạp hơn do loại việc tranh chấp, do thủ tục tố tụng yêu cầu phải thực hiện khó khăn hơn mà chỉ Tịa án cấp tỉnh mới có thể đáp ứng được. Việc quy định về thẩm quyền xét xử sơ thẩm ở cả Tịa án cấp huyện và cấp tỉnh khơng chỉ giúp cho việc phân cấp trong hoạt động xét xử của Tòa án phù hợp với đặc điểm loại việc, mà còn giảm tải về khối lượng công việc cho mỗi cấp xét xử.

1.2.2.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 39 của BLTTDS năm 2015 thẩm quyền giải quyết vụ án KDTM theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

- Tịa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cá nhân) hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn (nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức) theo sự thỏa thuận của các đương sự và phải bằng văn bản.

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tịa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết [18].

1.2.2.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn là giới hạn pháp luật cho phép nguyên đơn có quyền được lựa chọn Tịa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM. Quy định này được đặt ra để giải quyết những trường hợp xác định thẩm quyền theo lãnh thổ gặp khó khăn khi bị đơn có nơi cư trú, làm việc khác nhau, bị đơn có trụ sở làm việc nhiều nơi khác nhau, trong một quan hệ pháp luật tranh chấp có nhiều bị đơn với những nơi cư trú làm việc khác nhau, hoặc tài sản tranh chấp có liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau. Theo Điều 40 BLTTDS thì ngun đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp KDTM trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết.

- Nếu bị đơn khơng có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết.

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì ngun đơn có thể u cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu một trong các nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì ngun đơn có thể u cầu Tịa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết [18].

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật việt nam từ thực tiễn tại tòa án nhân dân huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)