Tính cấp thiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu titan dioxit pha tạp lưu huỳnh trên cơ sở graphene aerogel để quang phân hủy chất hữu cơ trong nước (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5. Tính cấp thiết, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu, tính mới, và

1.5.1. Tính cấp thiết

Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều ngành công nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất. Các chất gây ô nhiễm (chất hữu cơ, ion kim loại nặng, kháng sinh, thuốc nhuộm v.v.) được thải ra ngoài môi trường với hàm lượng ngày càng tăng, gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người. Trong đó, CV có thời gian tồn tại lâu, khả năng phân hủy sinh học kém. Vấn đề xử lý CV đang được nhà nghiên cứu quan tâm. Phương pháp quang phân hủy có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành vô cơ (CO2, H2O, v.v.), quy trình vận hành đơn giản, và ít độc hại. TiO2

16

là vật liệu quang phân hủy đang được sử dụng phổ biến để xử lý ô nhiễm CV trong nước. Tuy nhiên, TiO2 dễ bị kết tụ khiến cho diện tích bề mặt giảm, làm giảm hiệu quả sử dụng. Ngoài ra, trong phản ứng quang phân hủy, các e––h+ của TiO2 dễ tái tổ hợp làm giảm hiệu quả quang phân hủy của vật liệu. Trong những năm gần đây, vật liệu TiO2 được kết hợp với chất nền GA nhằm hỗ trợ phát triển của các hạt nano oxit kim loại, giúp hạn chế kết tụ, từ đó làm tăng diện tích bề mặt riêng của vật liệu, khả năng tiếp xúc, và tăng hiệu suất quang phân hủy. Bên cạnh đó, việc pha tạp lưu huỳnh vào cấu trúc TiO2/GA giúp mở rộng vùng ánh sáng sử dụng của phản ứng quang phân hủy, qua đó, tăng khả năng ứng dụng của vật liệu. Vật liệu STG trong luận văn này được tổng hợp theo phương pháp đồng kết tủa với các ưu điểm như độ tinh khiết cao, dễ kiểm soát các tiền chất, chi phí thấp, và đặc biệt là khơng sử dụng chất khử nên an tồn với mơi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu titan dioxit pha tạp lưu huỳnh trên cơ sở graphene aerogel để quang phân hủy chất hữu cơ trong nước (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)