2.6.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của phức chất Tb(Tyr)3.3H2O đến vi khuẩn Salmonella và E.coli
Mẫu nghiên cứu được tiến hành ở phòng vi sinh, trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.
Kết quả được chỉ ra ở hình 2.8, 2.9, 2.10, 2.11và bảng 2.5, 2.6.
Hình 2.8. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn Salmonella của
phức Tb(Tyr)3.3H2O
Hình 2.9. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn E.coli của phức
Tb(Tyr)3.3H2O
Trong đó: 1- Nồng độ phức : 2 500 μ g/ml 2- Nồng độ phức : 5 000 μ g/ml
3- Nồng độ phức : 10 000 μ g/ml 4- Nồng độ phức : 20 000 μ g/ml
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.5. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của phức chất Tb(Tyr)3.3H2O STT Nồng độ phức chất (μ g/ml) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Salmonella E.coli 1 2 500 15 12 2 5 000 18 16 3 10 000 21 20 4 20 000 24 23
Nhận xét: Trong khoảng nồng độ khảo sát từ 2500 ÷ 20 000 μ g/ml,
phức chất Tb(Tyr)3.3H2O có tác dụng ức chế các vi khuẩn kiểm định,
sự ức chế tăng dần theo nồng độ.
2.6.1.2. So sánh ảnh hưởng của Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin đến vi khuẩn Salmonella và E.coli
Sau khi khảo sát, phức chất Tb(Tyr)3.3H2O có tác dụng ức chế đến các vi khuẩn Salmonella và E.coli ở khoảng nồng độ nhất định. Để so sánh ảnh hưởng của Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin đến 2 loại vi khuẩn trên, chúng tôi tiến hành thí nghiệm với các mẫu:
1- Phức Tb(Tyr)3.3H2O nồng độ 10. 000 μ g/ml 2- Muối TbCl3 nồng độ 10.000 μ g/ml 3- Phối tử L - tyrosin nồng độ 30. 000 μ g/ml
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.10. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn Salmonella
giữa Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin
Hình 2.11. Kết quả thử nghiệm kháng khuẩn với khuẩn E.coli giữa
Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin
Bảng 2.6. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin STT Nồng độ Tb(Tyr)3.3H2O, TbCl3, L - tyrosin (μ g/ml) Đƣờng kính vòng vô khuẩn (mm) Salmonell a E.coli 1 Tb(Tyr)3.3H2O 10 000 21 20 2 TbCl3 10 000 26 24 3 L - tyrosin 30 000 0 0
Nhận xét: Phức chất Tb(Tyr)3.3H2O và muối TbCl3 đều có hoạt tính kháng khuẩn với cả hai loại vi khuẩn Salmonella và E.coli, phức chất Tb(Tyr)3.3H2O có hoạt tính kháng khuẩn kém hơn so với muối TbCl3, phối tử L - tyrosin không có hoạt tính kháng khuẩn.