Khả năng tạo phức của các NTĐH với aminoaxit

Một phần của tài liệu tổng hợp, nghiên cứu phức chất của gadolini, tecbi, dysprosi với l-tyrosin và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh hoạt của chúng (Trang 26 - 28)

Một trong những hợp chất hữu cơ tạo được phức bền với NTĐH là aminoaxit. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tạo phức giữa NTĐH và aminoaxit:

Theo tác giả L.A. Trugaep thì trong phức chất của kim loại với aminoaxit, liên kết tạo thành đồng thời với nhóm cacboxyl và nhóm amino. Tùy theo sự sắp xếp tương hỗ của các nhóm này mà phức chất tạo thành là hợp chất vòng có số cạnh khác nhau (hợp chất chelat) như 3, 4, 5, 6 cạnh… Độ bền của phức chất phụ thuộc vào số cạnh, trong đó vòng 5, 6 cạnh là bền nhất.

E.O. Zeviagiep cho rằng phản ứng này không xảy ra trong môi trường axit hoặc trung tính, sự tạo thành các hợp chất vòng chỉ xảy ra khi kiềm hóa dung dịch. Tuy nhiên ở pH cao xảy ra sự phân hủy phức tạo thành các hiđroxit đất hiếm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phức tạo bởi các NTĐH và aminoaxit trong dung dịch thường là phức bậc. Sự tạo thành các phức bậc được xác nhận khi nghiên cứu tương tác giữa các NTĐH với glixerin và alanin bằng phương pháp đo độ dẫn điện riêng.

Đối với aminoaxit, anion của aminoaxit H2NCHRCOO- chứa 3 nhóm cho

electron (N: , O: , O=) trong đó oxi của nhóm xeton ít khi liên kết với ion kim loại cùng với 2 nhóm kia, vì khi liên kết như vậy sẽ tạo vòng 4 cạnh không bền.

Đối với các aminoaxit có nhóm chức ở mạch nhánh, nếu nhóm chức này mang điện tích dương, ví dụ như acginat thì độ bền của phức giảm đi chút ít do sự đẩy tĩnh điện. Nếu các nhóm này mang điện tích âm như glutamat thì chúng có thể tham gia tạo liên kết để tạo thành phức chất hai nhân bền ( một phân tử nước đóng vai trò là cầu nối).

Đã có nhiều công trình nghiên cứu sự tạo phức của L - tyrosin với các kim loại. Tuy nhiên nghiên cứu phản ứng tạo phức của L - tyrosin với các NTĐH, đặc biệt phản ứng tạo phức gadolini, terbi, dysprosi với L - tyrosin còn rất hạn chế, kể cả trong dung dịch hoặc phức rắn.

Các công trình nghiên cứu về phản ứng tạo phức giữa La(III), Fe(II), Cu(II), Zn(II), Cd(II) với L - tyrosin đều chỉ ra rằng liên kết trong phức chất

tạo bởi nhóm -COO-

và NH2 với ion kim loại [14]. Các tác giả đã nghiên cứu phức rắn của Eu3+

, Sn(II), Sn(IV), Zn(II), Cd(II), Hg(II), Cr(III), Fe(III), La(III), ZrO(II) và UO2(II) với L - tyrosin theo tỉ lệ 1: 2; 1: 3 [14], [17].

* Hàm lượng NTĐH trên thế giới và ở Việt Nam:

Trên thế giới, các quốc gia có đất hiếm như: Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới), Mỹ (13 triệu tấn, chiếm 14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn), Brazil (0,84 triệu tấn)… Tổng trữ lượng tài nguyên đất hiếm toàn cầu ước tính là 99 triệu tấn, sản lượng khai thác hàng năm là khoảng 125.000 tấn [1].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc

(huyện Phong Thổ tỉnh Lai châu: mỏ Đông Pao ,mỏ bắc Nậm Xe, mỏ Nam

Nậm Xe) và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung [11].

Một phần của tài liệu tổng hợp, nghiên cứu phức chất của gadolini, tecbi, dysprosi với l-tyrosin và bước đầu thăm dò hoạt tính sinh hoạt của chúng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)