1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các nước và bài học cho Việt Nam
1.3.2 Bài học cho Việt Nam
Những kinh nghiệm trong giải quyết nợ xấu thành công của một số quốc gia trong những năm vừa qua là bài học có thể nghiên cứu áp dụng cho giải quyết vấn đề nợ xấu của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên việc vận dụng các kinh nghiệm trên cần tính tốn đến các điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, tài sản đảm bảo phần lớn là bất động sản trong khi thị trường này chưa phục hồi.
Ngày 26/7/2013, NHNN chính thức khai trương Cơng ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng. VAMC được kỳ vọng sẽ góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế có thể thấy VAMC hoạt động chưa hiệu quả như sự mong đợi, đến thời điểm hiện tại hoạt động chủ yếu của VAMC là ủy quyền cho tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng, ủy quyền cho các tổ chức tín dụng khởi kiện khách hàng mà chưa tiến hành bán nợ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và để VAMC hoạt động thực sự hiệu quả xin đề xuất một số giải pháp sau:
(1) VAMC cần được giao quyền lực đủ mạnh. Quyền lực VAMC cần được giao cụ thể với nguồn ngân sách nhất định, gắn với một thời hạn cụ thể để giúp xử lý các khoản
nợ xấu đang ở mức cao. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng VAMC là các công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho lưu giữ nợ xấu của hệ thống tài chính.
(2) Phát triển khung pháp lý cho thị trường mua - bán và xử lý các tài sản xấu để VAMC dễ dàng thu hồi các khoản nợ đã mua. Do đây là hoạt động mới mẻ tại Việt Nam nên dù hành lang pháp lý đã có nhưng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.
(3) Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Á sau khủng hoảng tài chính 1997 –1998 là luôn kết hợp giữa xử lý nợ xấu với tái cấu trúc doanh nghiệp (cả Nhà nước và tư nhân) và họ đã thành công. Do vậy, nhằm giúp xử lý nợ xấu nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung được thực hiện một cách triệt để, nhất qn, thành cơng thì các cơ quan chức năng nên nghiên cứu xây dựng, ban hành khung pháp lý điều chỉnh, hướng dẫn đồng bộ nhằm giúp các bên tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, có thể chủ động xây dựng kế hoạch, phương hướng thực hiện trong ngắn hạn và cả dài hạn.
Nghiên cứu phương án huy động vốn cho hoạt động xử lý nợ xấu bằng phát hành trái phiếu của chính AMC nhắm vào các định chế tài chính cả trong nước và nước ngồi. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu có thể chuẩn bị một khoản cho vay đặc biệt để cung cấp tín dụng cho hoạt động xử lý nợ của AMC. Không tài trợ vốn bằng cách in tiền để xử lý nợ xấu vì sẽ làm nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại ngay trong ngắn hạn và nền kinh tế tiếp tục lâm vào tình trạng bất ổn vĩ mơ.
Chính phủ cần theo dõi, giám sát chặt chẽ, sát sao quá trình và hiệu quả xử lý nợ xấu. Trong đó, Bộ tài chính sẽ chủ trì các chương trình phát hành trái phiếu và NHNN Việt Nam cung cấp tín dụng, chủ trì xử lý nợ xấu đồng thời với tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ nên thành lập một uỷ ban thường trực gồm các chuyên gia của Bộ tài chính, NHNN, Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia...để điều hành trực tiếp q trình xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã tổng hợp và điểm lại lý luận chung về nợ xấu như khái niệm nợ xấu, các chỉ tiêu cơ bản, tác động của nợ xấu. Xác định các nhân tố tác động đến nợ xấu qua các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và thế giới, tổng hợp nguyên nhân gây ra nợ xấu trong thời gian qua tại Việt Nam có yếu tố từ ngân hàng, khách hàng vay và môi trường kinh doanh. Phần cuối chương, luận văn trình bày kinh nghiệm quản lý nợ xấu ở một số quốc gia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
2.1 Phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam