Dù cịn nhiều tranh cãi về con số chính xác nhưng với con số chính thống do cơ quan điều hành tiền tệ NHNN cơng bố cũng có thể thấy được tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng đã tăng lên đáng kể và đáng lo ngại. Nợ xấu tại ngân hàng là điều không tránh khỏi, nhất là vào thời điểm thị trường yếu, sức khoẻ doanh nghiệp gặp vấn đề và kéo theo bên cho vay cũng bị ảnh hưởng.
2.3.1Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2009-2013
Giai đoạn năm 2009 - 2010, các NHTM đã tỏ rõ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng đều tăng trung bình trên 30%/năm, nợ xấu của 08 NHTM niêm yết khoảng 1,53%, tương đương 14,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của cả nước.
5% 4.08% 4% 3.63% 3.60% 3.20% 3% 2.60% 2.43% Nợ xấu/Tổng dư nợ Tỷ lệ ngành 2.04% 2% 1.60% 1.79% 1.53% 1% 0% 2009 2010 2011 2012 2013
Hình 2.3: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Sang năm 2011, đối mặt với những khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản do thị trường này đang bị đóng băng, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng và còn tác động đến quá trình luân chuyển vốn trong toàn bộ kinh tế khu vực, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, lạm phát tăng cao, Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, quy định tăng trưởng tín dụng khơng được vượt quá 20% dẫn đến các ngân hàng hạn chế cho vay, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay, khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2011 lên cao ở mức 1,6% so với mức 3,6%.
Năm 2012, mặc dù các doanh nghiệp đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, nhưng tín dụng năm 2012 vẫn tăng trưởng chậm. Dư nợ tín dụng giảm là do những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hàng tồn kho còn cao và thị trường bất động sản vẫn cịn đình trệ chưa có khả năng phục hồi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hoạt động tài chính, tín dụng của ngân hàng.
Ngồi ra, vấn đề trích lập dự phịng cũng sẽ được thanh tra giám sát chặt chẽ hơn, NHTM nào khơng trích lập dự phịng rủi ro thì khơng được chia cổ tức.
Năm 2013, nợ xấu đã có chiều hướng giảm. Mặc dù năm 2013 sẽ khơng cịn khống chế lãi suất cho vay và dư nợ cho vay đối với bất động sản, chứng khoán, cho vay tiêu dùng, nhưng ngân hàng khi cho vay các doanh nghiệp trong nhóm trên vẫn phải cân nhắc kỹ để tín dụng vẫn chảy nhưng nợ xấu khơng phát sinh thêm.
Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các NHTM niêm yết là thấp hơn tỷ lệ chung của ngành, mức độ tăng giảm tỷ lệ nợ xấu là cùng chiều với tỷ lệ ngành.
Trong tổng thể tình hình nợ xấu của các NHTM, nhóm nợ có khả năng mất vốn ở một số ngân hàng đang ở mức cao. Mặt khác, đa số ở các NHTM, tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm chủ yếu bằng bất động sản nên khả năng phát mại khơng cao do sự đóng băng của thị trường bất động sản. Như vậy, các rủi ro hệ thống vẫn còn tồn tại và một cuộc khủng hoảng thanh khoản vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào do ảnh hưởng của vấn đề nợ xấu. 2.3.2Tốc độ tăng trưởng dư nợ và nợ xấu
Chất lượng các khoản tín dụng của các NHTM giảm mạnh những năm gần đây bởi ảnh hưởng chính sách tăng trưởng tín dụng và tình hình biến động vĩ mơ bất lợi. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ln cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và có giai đoạn cao hơn huy động vốn dẫn đến các nguồn vốn được phân bổ không hợp lý. Do vậy mức lãi suất chung của nền kinh tế luôn chịu áp lực tăng cao và dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh có rủi ro cao mới đáp ứng được mức lãi suất cho vay của các NHTM. Các NHTM khơng có khả năng kiểm sốt mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp nên lãi suất được quyết định trên cơ sở bình qn, vì thế những dự án có mức sinh lời thấp (rủi ro thấp) khơng cịn cơ hội vay vốn, còn những dự án có mức rủi ro cao và suất sinh lợi đủ lớn mới có thể vay được vốn. Thực tế, các NHTM đã tập trung nguồn vốn tín dụng cho khu vực phi sản xuất, có mức sinh lời cao. Ngay cả những doanh nghiệp và cá nhân khơng đủ năng lực tài chính, phương án, dự án vay vốn không hiệu quả vẫn được cấp tín dụng. Vì vậy, NHNN đã có chỉ thị số 01/CT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa cho vay lĩnh vực phi sản xuất là 16%.
2010 2011 2012 2013 50
40
Tăng trưởng huy động Tăng trưởng dư nợ Tăng trưởng GDP
30
20
10
0
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng dư nợ, huy động vốn và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị: %
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2.7: Dư nợ phân theo thời hạn.
Đơn vị tính: tỷ đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Dư nợ 710.405,84 962.015,62 1.138.976,97 1.316.267,58 1.503.763,05 Tốc độ tăng (%) 35,42% 18,39% 15,57% 14,24% Ngắn hạn 402.227,93 551.782,53 674.403,19 792.645,24 892.179,60 Tỷ trọng (%) 56,62% 57,36% 59,21% 60,22% 59,33% Tốc độ tăng (%) 37,18% 22,22% 17,53% 12,56% Trung hạn 109.348,39 142.687,72 156.468,12 173.843,92 213.749,98 Tỷ trọng (%) 15,39% 14,83% 13,74% 13,21% 14,21%
Tốc độ tăng (%) 30,49% 9,66% 11,11% 22,96%
Dài hạn 198.829,53 267.545,37 308.105,66 349.778,41 397.832,47
Tỷ trọng (%) 27,99% 27,81% 27,05% 26,57% 26,46%
Tốc độ tăng (%) 34,56% 15,16% 13,53% 13,74%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ BCTN của NHTMCP Có thể thấy dư nợ tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm cho thấy tác động từ sự khó khăn chung của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, cá nhân khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi phát triển tín dụng. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn một nửa tổng dư nợ và tăng dần. Tình hình kinh tế khó khăn khiến các ngân hàng cẩn trọng hơn khi cho vay dài hạn.