Mơ hình địn bẩy Leverage Model

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 39)

3.2 .3Phương pháp hồi quy phân vị

3.3 Mô hình thực nghiệm

3.3.2 Mơ hình địn bẩy Leverage Model

Phương trình cấu trúc vốn liên quan giữa tỷ lệ nợ trên tài sản và phương pháp đo lường hiệu quả của chúng ta cũng như một số yếu tố khác đã thường được xác định trong các nghiên cứu có tương quan với địn bẩy (xem Harris và Raviv, 1991; Myers, 2001). Phương trình địn bẩy được cho như sau:

LEVi = ỵO + ỵ1EFFi + ỵ2Z2i + ri

Với Z2 là một vector của các nhân tố (trừ nhân tố hiệu quả) có tương quan với đòn bẩy và v là sai số ngẫu nhiên. Theo giả thuyết hiệu quả rủi ro, hiệu quả có tương quan dương đối với đòn bẩy, tức là β1> 0; trong khi đó theo giả thuyết giá trị nhượng quyền thì tác động của hiệu quả đến đòn bẩy là âm, tức là β1<0. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy phân vịđể xem xét việc lựa chọn cấu trúc vốn trên những mẫu doanh nghiệp khác nhau về hai giả thuyết điều kiện trên.Điều này là phù hợp với Myers (2001), ông đã nhấn mạnh rằng khơng có lý

thuyết phổ quát nhưng một số giả thuyết điều kiện rất có ích trong việc mơ tả sự lựa chọn nợ - vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.Những lý thuyết khác nhau sẽ phụ thuộc vào khía cạnh kinh tế và đặc điểm doanh nghiệp mà bài nghiên cứu tập trung vào.

Các biến bao gồm trong biến kiểm soát Z2 thể hiện đặc điểm doanh nghiệp mà có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn (xem Harris và Raviv, 1991; Rajan và Zingales, 1995).Chúng là những biến giống nhau cùng được sử dụng trong các mơ hình chi phí đại diện như lợi nhuận, cơ cấu tài sản, quy mô, cơ hội phát triển, cơ cấu sở hữu và loại hình sở hữu.

Về biến lợi nhuận, có những lý thuyết dự đoán trái ngược nhau về tác động của lợi nhuận lên đòn bẩy (xem Harris và Raviv, 1991; Rajan và Zingales năm 1995; Booth và cộng sự, 2001).Myers (1984) và Myers và Majluf (1984) dự đoán một mối tương quan âm bởi vì họ cho rằng các doanh nghiệp sẽ thích tài trợ cho các khoản đầu tư mới với vốn nội bộ hơn chứ không phải là nợ. Theo lý thuyết trật tự phân hạng của các doanh nghiệp, họ lựa chọn cấu trúc tài chính theo một hệ thống phân cấp, trong đó dịng tiền nội bộ (lợi nhuận giữ lại) được ưa thích hơn vốn từ bên ngồi, và nợ được ưa thích hơn vốn cổ phần. Do đó các doanh nghiệp có nhiều lợi nhuận hơn có nhiều khả năng để tài trợ cho sự tăng trưởng của họ bằng cách sử dụng lợi nhuận giữ lại trong khi các doanh nghiệp ít lợi nhuận sẽ sử dụng vốn vay nhiều hơn. Nghiên cứu thực nghiệm nói chung hầu hết cho rằng có một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và đòn bẩy mặc dù mối tương quan này có thể phức tạp bởi sự hiện diện của các cơ hội đầu tư mạnh mẽ (xem Booth và cộng sự 2001).

Tài sản hữu hình của doanh nghiệp có thể đại diện cho các chi phí đại diện của nợ và các chi phí kiệt quệ tài chính (Myers, 1977; Harris và Raviv, 1990;.Booth và cộng sự, 2001). Các doanh nghiệp càng có nhiều tài sản hữu hình thì nhìn chungcàng có khả năng để đảm bảo nợ vì các tài sản này có thể được sử dụng như tài sản thế chấp (Jensen và Meckling, 1976; Scott, 1977). Do đó tài sản hữu hình dự

kiến sẽ có tác động dương lên địn bẩy (Titman và Wessels, 1988). Việc sử dụng tài sản thế chấp như một thiết bị để giảm chi phí đại diện liên quan đến khoản nợ có thể đóng một vai trị quan trọng hơn ở các quốc gia như Việt Nam, nơi bảo vệ chủ nợ là tương đối yếu so với các nước phát triển khác

Mức độ tài sản vơ hình được đo bằng tỷ lệ tài sản vơ hình trên tổng tài sản có thể đại diện cho cả hai yếu tố là cơ hội phát triển và là một nguồn tài sản thế chấp. Cơ hội tăng trưởng thường kết hợp với sự gia tăng chi phí đại diện của nợ và do đó dự kiến sẽ có tác động âm lên đòn bẩy (xem Myers, 1977). Trong mức độ nào đó người cho vay có thể xem việc sử dụng tài sản vơ hình như là việc cung cấp một số hình thức bảo đảm trong việc vay nợ thì chúng sẽ có một tác động dương lên đòn bẩy. Tác động tổng thể của tài sản vơ hình đến địn bẩy có thể sẽ là âm; đặc biệt là các doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn sở hữu trái phiếu giá trị bằng cách thay thế các tài sản an toàn hơn cho tài sản rủi ro (xem Booth và cộng sự, 2001; Anderson và cộng sự, 2003).

Tăng trưởng doanh số bán hàng cũng có thể được xem như là một chỉ số khác thể hiện cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Các doanh nghiệp tăng trưởng thấp sẽ ít có cơ hội để thay thế các khoản đầu tư rủi ro thấp cho các khoản đầu tư có rủi ro cao (lợi nhuận cao); do đó họ phải chịu chi phí đại diện của nợ thấp hơn và sẽ có thể thêm nợ trong cấu trúc vốn của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp tăng trưởng cao có thể phải đối mặt với một vấn đề dư nợ dữ dội hơn theo nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) và Myers (1977). Kết quả bài nghiên cứu này mong đợi là đòn bẩy sẽ tương quan âm với tăng trưởng (xem Titman và Wessels 1988; Lang và cộng sự, 1996). Nhưng nếu chi phí tái hợp đồng được giữ ở mức thấp thì các các khoản đầu tư dưới mức sẽ nhỏ hơn nhiều (xem Booth và cộng sự 2001). Và nếu cơ hội tăng trưởng được xem như là một chỉ báo thể hiện sự thành cơng trong kinh doanh thì tác động của tăng trưởng lên địn bẩy có thể là dương. Cũng có thể chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân nhỏ đặc biệt gần như nắm giữ doanh nghiệp có thể sợ mất kiểm sốt hoặc khơng thể phát hành cổ phiếu mới (xem Giannetti, 2003) và do đó

họ sẽ lựa chọn địn bẩy cao để tài trợ cho các cơ hội tăng trưởng. Điều này sẽ ủng hộ giả của thuyết các cơ hội tăng trưởng sẽ tác động dương lên đòn bẩy.

Ảnh hưởng của quy mơ lên địn bẩy dự kiến sẽ là dương. Vì các doanh nghiệp lớn càng được đa dạng hóa và hướng tới ít để thất bại xảy ra thì càng ít thường xuyên chú ý đến nợ hơn so với những doanh nghiệp nhỏ, bài nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nghiệp đó có thể tiếp cận nguồn tín dụng tốt hơn và có khả năng duy trì nợ nhiều hơn (Friend và Lang, 1988).

Cơ cấu sở hữu có thể có mối tương quan âm hoặc dương với tổng số nợ được nắm giữ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mà quyền cổ đông yếu được mong đợi sẽ thêm nợ trong cấu trúc vốn của họ vì các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí đại diện cao hơn (Jirapon và Gleason 2007).

Ngồi ra vì năng lực giám sát của các tổ chức tài chính là rất tốt từ đó có thể giảm chi phí đại diện nên có thể sẳn sàng đầu tư vào các dự án bằng nguồn vốn vay. Mặt khác các cổ đông đa dạng hay nói khác hơn doanh nghiệp có mức độ tập trung sở hữu thấp có động lực để nắm giữ nợ để đầu tư vào các dự án rủi ro (Jensen và Meckling, 1976) trong trường hợp bài nghiên cứu kỳ vọng chủ nợ yêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn. Tương tự như vậy, khi đòn bẩy cao nguy cơ phá sản tăng lên mà sau đó có thể làm các doanh nghiệp giảm nợ.Ví dụ, sự gia tăng quyền sở hữu nội bộ có thể đẩy các doanh nghiệp để giảm đòn bẩy để giảm rủi ro mặc định của doanh nghiệp (Friend và Lang, 1988).

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn, cơ cấu sở hữu và thành quả doanh nghiệp kiểm chứng với các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 36 - 39)