Trước khi phân tích EFA, ta tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát “Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Q trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA (Churchill 1979)” (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Theo đó tiêu chuẩn chọn thang đo như sau:
+ Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và Bernstein 1994). (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
+ Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s Alpha 0.80. Tuy nhiên Cronbach’s Alpha > 0.95 thì thang đo khơng có sự khác biệt gì nhau, hiện tượng trùng lấp trong đo lường. Khi nó biến thiên trong khoảng 0.70 – 0.80] có thể sử dụng được. Nếu Cronbach’s Alpha 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally và Bernstein 1994). (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Ta tiến hành kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha lần lượt cho các biến: Cam kết của nhà quản lý (X1), Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý (X2), Kiến thức kế toán của nhà quản lý (X3), Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn (X4), Chất lượng dữ liệu (X5), Tham gia của nhân viên doanh nghiệp (X6), Huấn luyện và đào tạo (X7), Mơi trường văn hóa doanh nghiệp (X8), Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn (X9).
Bảng 3.1: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố
Biến Cronbach’s alpha
X1 Cam kết của NQL .825
X2 Kiến thức về sử dụng công nghệ HTTTKT của NQL .854
X3 Kiến thức về kế toán của NQL .875
X4 Hiệu quả của phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn .869
X5 Chất lượng dữ liệu của HTTTKT .895
X6 Tham gia của nhân viên doanh nghiệp .881
X7 Huấn luyện và đào tạo nhân viên .878
X8 Mơi trường văn hóa của doanh nghệp .844
X9 Chất lượng HTTTKT .892
Nhận xét:
Phân tích 9 biến (X1 - X9) đã được đo lường qua thang đo Likert, từ bảng 3.1, ta có Cronbach’s Alpha của 9 biến: 0.60 < X1 đến X9 < 0.95, thang đo này đạt tiêu chuẩn, có độ tin cậy cao và khơng có hiện tượng trùng lắp trong đo lường.
Từ bảng 3.2 – 3.10 (phụ lục 3), ta thấy các biến có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.30. Nên hệ số Cronbach’s Alpha đạt u cầu có thể dùng để phân tích nhân tố EFA không cần loại bỏ các biến.