Hiệu quả xử lý photpho theo thời gian lưu nước (HRT)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ usbf (upflow sludge blanket filtration) để xử lý nước rỉ rác (Trang 86 - 88)

3.3. Kết quả nghiên cứu sự thích nghi và đặc tính bùn hoạt tính với nước rỉ rác

3.3.3. Hiệu quả xử lý photpho theo thời gian lưu nước (HRT)

Photpho tổng trong nước rác bao gồm các thành phần: photphat đơn (ortho),

photphat trùng ngưng và photpho nằm trong hợp chất hữu cơ. Hợp chất photpho

trong thành phần rác sau khi thủy phân tạo ra photphat trùng ngưng và photphat đơn.

Xử lý photpho cũng là một ưu điểm của công nghệ AO - USBF. Kết quả

khảo sát nồng độ photpho trước và sau xử lý cho thấy hiệu quả xử lý đạt cao nhất ở mức lưu lượng 8h với hiệu suất là 40,51%. Với hiệu suất xử lý này photpho trong

đầu ra của hệ thống đã giảm đáng kể so với nước thải ban đầu. Mặt khác việc keo

tụ, kết tủa nitơ nước thải trước khi xử lý có thể làm thay đổi nồng độ photpho. Vì vậy đối với việc xử lý photpho trong hệ thống này cần có các cách kiểm sốt

photpho đầu vào trước khi xử lý.

Hiệu quả xử lý photpho theo HRT được thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.12. Hiệu quả xử lý photpho tăng dần khi giảm dần tải trọng và tăng dần thời gian lưu

nước. Ở khoảng thời gian lưu từ 8h đến 20h hiệu quả xử lý không thay đổi lớn cho

thấy mức thời gian lưu 8h hiệu quả hơn các mức thời gian lưu khác vì cùng hiệu suất xử lý nhưng xử lý được tải trọng cao hơn. Điều này được giải thích do sự kết hợp giữa các module cũng như các quá trình hỗ trợ của các vi sinh vật được luân phiên trong các điều kiện thiếu khí và hiếu khí: điều kiện thiếu khí giúp cho quá

84

khí sau đó, từ đó thúc đẩy các quá trình xử lý diễn ra vượt trội hơn mức bình

thường. Dịng tuần hồn bùn cũng đóng góp một số lượng lơn vi khuẩn ưa P quay

trở lại ngăn thiếu khí sẽ tiếp tục phát triển và hấp phụ P hịa tan có trong ngăn hiếu khí. Chúng ta có thể thấy rõ hơn trên hình 3.12.

Bảng 3.4. Kết quả xử lý photpho theo các mức thời gian lưu nước khác nhau

Thời gian lưu nước (h) Nồng độ TPvào (mgP/l) Tải trọng P (KgP/m3/h) Nồng độ TPra (mgP/l) Hiệu suất xử lý (%) 4 58,36 0,015 44,62 23,54 6 60,57 0,010 43,41 28,33 8 63,16 0,008 38,63 38,84 10 59,19 0,006 35,21 40,51 12 57,86 0,005 34,55 40,29 15 56,64 0,004 33,89 40,17 20 58,13 0,003 34,67 40,36

Hình 3.12. Hiệu quả xử lý TP theo thời gian lưu nước

Như vậy, kết quả khảo sát nồng độ COD, TN, TP theo thời gian lưu cho thấy

tại thời gian lưu 8h cho hiệu quả xử lý cao nhất, ổn định. Vì vậy, thời gian lưu nước (HRT) tối ưu được lựa chọn là 8h để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ usbf (upflow sludge blanket filtration) để xử lý nước rỉ rác (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)