Để đạt được mục đích trên đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
(i) Nghiên cứu sự thích nghi bùn hoạt tính trong hệ thống USBF với nước thải nhân tạo
(ii) Nghiên cứu khả năng xử lý COD, TN của hệ thống USBF theo tải trọng chất hữu cơ và tải trọng nitơ
(iii) Nghiên cứu sự thích nghi của bùn hoạt tính trong hệ thống USBF đối với
nước rỉ rác
(iv) Nghiên cứu lựa chọn các thông số công nghệ tối ưu cho quá trình xử lý
nước rỉ rác của hệ thống USBF
(iv) Đánh giá hiệu quả xử lý một số chất ô nhiễm trong nước rỉ rác như COD,
BOD5, NH4+, TN, TP của hệ thống USBF
2.3.1. Nghiên cứu sự thích nghi bùn hoạt tính trong hệ thống USBF với nước thải nhân tạo thải nhân tạo
Bùn hoạt tính sau khi hoạt hóa được đưa vào hệ thống cần theo dõi sự thích nghi của bùn với hệ thống và với nước thải nhân tạo. Q trình theo dõi sự thích nghi thơng qua chỉ số thể tích bùn SVI. Khi chỉ số này nằm trong khoảng 80 – 120 ml/g và nồng độ sinh khối trong khoảng 3500 – 4000 mg/l thì bùn được coi là thích nghi với hệ thống và nước thải nhân tạo.
Thời gian thực hiện nội dung này bao gồm cả thời gian hoạt hóa bùn và thích nghi của bùn. Thời gian tiến hành từ tháng 4/2012 – tháng 5/2012.
64
2.3.2. Nghiên cứu khả năng xử lý COD, TN của hệ thống theo tải lượng COD và tải lượng N tải lượng N
Từ kết quả tổng quan cho thấy nước rỉ rác có nồng độ COD, TN là khá cao, khó phù hợp với một hệ thống sinh học. Vì vậy trước khi chạy với nước rỉ rác cần có nghiên cứu xác định tải lượng COD và TN tối đa mà hệ thống có thể xử lý và cho kết quả khả quan.
Nội dung này được thực hiện bằng nước thải nhân tạo. Nước thải được pha
như đã trình bày ở trên.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2012 – tháng 12/2012.
2.3.3. Nghiên cứu sự thích nghi của bùn hoạt tính trong hệ thống USBF đối với nước rỉ rác. nước rỉ rác.
Sau khi xác định được tải lượng COD, TN tối đa hệ thống có thể xử lý, tiến
hành chạy với nước rỉ rác. Nước rỉ rác được thực hiện quá trình keo tụ và kết tủa
trước để điều chỉnh về tải lượng COD cho phép. Theo dõi sự thích nghi của bùn
thơng qua chỉ số thể tích bùn SVI.
Thời gian tiến hành: Tháng 3/2013 – tháng 4/2013
2.3.4. Nghiên cứu lựa chọn các thông số công nghệ tối ưu cho quá trình xử lý nước rỉ rác của hệ thống USBF nước rỉ rác của hệ thống USBF
Bước 1. Nghiên cứu thời gian lưu nước tối ưu của hệ thống trong xử lý nước rỉ rác
Sau khi bùn thích nghi, lượng bùn đạt 3500 - 4000mg/l, hệ thống ổn định tiến
hành khảo sát thời gian lưu nước tối ưu bằng cách giảm dần thời gian lưu nước trong
ngăn hiếu khí từ 10h, 8h, 6h, 4h, 2h. Lấy mẫu phân tích COD, TN, TP.
65
Thí nghiệm này được tiến hành bằng cách giữ nguyên thời gian lưu nước tối
ưu và thay đổi lưu lượng tuần hoàn theo các mức tuần hoàn 2,4l/h; 3,6l/h; 4,2l/h;
4,8l/h; 5,4l/h. Lấy mẫu phân tích COD, TN, TP.
Thời gian thực nghiệm được thực hiện từ tháng 4/2013 – tháng 7/2013
2.3.5. Đánh giá hiệu quả xử lý một số chất ơ nhiễm trong nước rỉ rác
Duy trì các mức thời gian lưu nước, tỷ lệ bùn tuần hoàn và mật độ sinh khối. Khảo sát hiệu quả xử lý COD, BOD5, NH+4, TN, TP, pH theo thời gian.