73
Chỉ số thể tích bùn giảm dần từ 170 ml/g đến 86 ml/g. Sau thời gian chạy thích nghi chi số thể tích bùn ổn định trong khoảng 86 ml/g đến 107 ml/g. Với chỉ số thể tích như vậy chứng tỏ bùn đã thích nghi được với hệ thống và nước thải nhân tạo, có thể tiếp tục tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
3.2. Nghiên cứu hiệuquả xử lý COD, TN của hệ thống USBF theo tải trọng COD và và tải trọng N dòng vào COD và và tải trọng N dòng vào
Nước rỉ rác có nồng độ chất hữu cơ và nồng độ nitơ rất cao có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý của hệ thống. Vì vậy sau khi hoạt hóa bùn và để bùn thích nghi được với hệ thống cần tiến hành khảo sát hiệu quả xử lý COD, TN theo
sự thay đổi của tải trọng COD và tải trọng N nhằm xác định khoảng giá trị nồng độ mà hệ thống có thể xử lý và cho hiệu quả xử lý tốt nhất..
Nghiên cứu này được thực hiện bằng nước thải nhân tạo. Phương pháp pha nước thải đã được chi tiết trong chương 2. Nồng độ COD khảo sát trong khoảng
2034 – 4003 mg/l tương ứng với tải trọng từ 2,75 đến 5,41 kgCOD/m3/ngày. Nồng
độ TN khảo sát trong khoảng 120,07 -350,05 mg/l tương ứng với tải trọng từ 0,16 -
0,47 kgN/m3/ngày.
3.2.1. Nghiên cứu hiệu quả xử lý COD của hệ thống theo tải trọng chất hữu cơ
Kết quả khảo sát hiệu quả xử lý COD bằng hệ thống USBF theo tải trọng
COD được trình bày trong hình 3.4 và phụ lục 1.
Theo dõi sự thay đổi của hiệu suất khi thay đổi thay đổi tải trọng COD trên hình 3.1 cho thấy: Hiệu quả xử lý trong suốt q trình có xu hướng giảm khi tăng dần tải trọng COD. Trong khoảng nồng độ COD từ 2034 – 3086 mg/l tương ứng với tải trọng COD dao động từ 2,75 – 4,00 kgCOD/m3/ngày, hiệu suất xử lý đạt được
dao động trong khoảng 90,75 %- 93,91% và hiệu suất biến động không lớn. Trong
74
khoảng 4,22 – 5,41 kgCOD/m3/ngày thì hiệu xuất xử lý giảm từ 90,75% đến
74,70%, hiệu suất thay đổi lớn.