(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm
Khối Ngân hàng TMCP Ngân hàngXây dựng Việt Nam
Đầu tư chứng khoán Tỷ lệ tăng trưởng Đầu tư/TTS Đầu tư chứng khoán Tỷ lệ tăng trưởng Tỷ trọng so với Khối Đầu tư/TTS 2009 154.899 - 15% 644 - 0,42% 8% 2010 329.616 113% 19% 3.123 385% 0,95% 16% 2011 363.460 10% 17% 4.600 47% 1,27% 17% 2012 343.505 -5% 18% 2.072 -55% 0,60% 13% T.Bình 1.191.481 39% 18% 10.439 126% 0,88% 15%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả
2.1.3.4. Hoạt động quản trị rủi ro
Nhiệm vụ quản trị rủi ro tại ngân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Phòng Quản lý rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được các rủi ro trọng yếu của hoạt động ngân hàng, bao gồm (nhưng khơng giới hạn): rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và cơng tác phịng chống rửa tiền.
Tuy nhiên hệ thống quy trình, quy chế làm cơ sở pháp l ý cho hoạt động quản trị rủi ro còn chưa đầy đủ và bài bản. Hệ thống cơng nghệ chưa thể hỗ trợ tồn diện cho cơng tác quản trị rủi ro. Vì vậy, một trong những mục tiêu trọng tâm tái cơ cấu của Ngân hàng trong năm 2013 là tích cực hồn thiện, chỉnh sửa khung chính sách và chiến lược quản trị rủi ro phù hợp để hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hướng tới mục tiêu phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Xây dựng ViệtNam Nam
2.2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý thanh khoản2.2.1.1.Một số quy định của Ngân hàng Nhà Nước 2.2.1.1.Một số quy định của Ngân hàng Nhà Nước
Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD
Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với TCTD
Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011, Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 sửa đổi một số Điều của Thông tư số 13/2010/TT -NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
Thông tư 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 Quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD.
2.2.1.2. Các quy định của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Quy chế về quản lý các loại rủi ro được Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành vào ngày 06/7/2009 nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý và các giới hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro.
Dự thảo Quy định về Quản lý rủi ro thanh khoản: dựa trên Quy chế về Chính sách quản lý rủi ro, ngân hàng đã xây dựng dự thảo Quy định về quản lý rủi ro thanh khoản. Theo đó, quy định đề cập rõ quy trình, cơng cụ quản trị rủi ro thanh khoản cũng như trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận có liên quan trong hoạt động quản
trị rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, dự thảo quy định này vẫn chưa được ban hành chính thức trên tồn hệ thống.
2.2.1.3. Chiến lược quả n trị thanh khoản
Ngân hàng Xây dựng Việt Nam hiện đang sử dụng chiến lược quản trị thanh khoản cân đối giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của toàn hệ thống. Cụ thể như sau:
- Dự trữ tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác: nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn thường xuyên, đều đặn hàng ngày của toàn hệ thống như chuyển tiền thanh tốn, các món giải ngân có quy mơ nhỏ…
- Vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng và vay tái cấp vốn của NHNN trong trường hợp cấp thiết: sử dụng khi ngân hàng phát sinh các nhu cầu nguồn vốn đột xuất với khối lượng lớn và lượng tài sản dự trữ vẫn không đủ đáp ứng.
- Các khoản vay ngắn và trung hạn, chứng khốn có thể chuyển hố thành tiền: nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh khoản dài hạn.
- Ngoài ra trong trường hợp đặc biệt, ngân hàng cịn có thể bán tài sản hoặc chỉ cầm cố chúng làm tài sản bảo đảm để vay vốn. Ngân hàng thường ít sử dụng phương án bán tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản vì phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người môi giới chứng khoán ngân hàng hoặc bị người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc giá trị tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường.
2.2.2. Tổ chức quản lý thanh khoản tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống, theo nguyên tắc quản lý vốn tập trung. Quản lý thanh khoản tại ngân hàng được diễn ra hàng ngày theo chiến lược của ban quản trị, chính sách và quy định về giới hạn do ban Tổng Giám đốc thông qua. Hội sở chính quy định riêng đối với từng chi nhánh quản lý thanh khoản.
Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Phòng Quản lý rủi ro có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:
(i) Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng:
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 9%
+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả.
+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hơm sau.
(ii)Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.
2.2.3. Chỉ tiêu đo lường thanh khoản
2.2.3.1.Các chỉ tiêu theo quy định của NHNN
Bảng 2.5: Chỉ tiêu thanh khoản NH Xây dựng Việt Nam theo quy định của NHNN
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quy định
Các tỷ lệ an toàn theo TT13
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 16,29% 14,73% 18,69% >=9%
Tỷ lệ khả năng chi trả: - Chi trả ngay 27,64% 30,49% 5,36% >=15% - 7 ngày >=1 + VND 1,01 0,81 0,22 + USD 9,26 3,10 2,12 + EUR 172.732 143,05 2.190,59 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung hạn và dài hạn 0% 0% 0% <=30%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn các năm của NH Xây dựng Việt Nam
Trong giai đoạn 2010 – 2012, Ngân hàng với sự gia tăng của tổng tài sản, vốn tự có của ngân hàng cũng khơng ngừng tăng lên. Do vậy tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của ngân hàng vẫn tương đối cao, tuân thủ theo đúng quy định của NHNN tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN.
Tuy nhiên, tỷ lệ khả năng chi trả ngay và khả năng chi trả VND 7 ngày tại nhiều thời điểm chưa đảm bảo yêu cầ u theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu do: (i) Xu hướng tiền gửi vẫn tập trung vào những kỳ hạn ngắn, trong khi gần 80% dư nợ
cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên, dẫn đến khó khăn trong cơng tác cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, khó khăn trong ổn định thanh khoản hoạt động
(ii) Chất lượng tín dụng: Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu của ngân hàng vẫn chưa mang lại hiệu quả.
2.2.3.2. Chỉ số đánh giá tính thanh khoản và quản trị thanh khoản của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam
(i)Vốn điều lệ
Vốn điều lệ Ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm, đ ến 31/12/2012 đạt 3.000 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu về lộ trình tăng vốn pháp định theo Nghị đị nh 141/2006/NĐ-CP của chính phủ đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng cường năng lực tài chính, đầu tư mới cơng nghệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, thương hiệu của Ngân hàng. Tuy nhiên, trong năm 2012 do tình hình kinh doanh thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu -5.616 tỷ đồng.
(ii) Chỉ số H1 và H2
Theo pháp lệnh ngân hàng năm 1990 và quyết định 107/QĐ/NH5, chỉ số H1 và H2 >=5%. Nhìn vào chỉ số H1 và H2 của Ngân hàng ta thấy chỉ số này trong các năm 2009-2011 cao hơn so với chỉ số H1, H2 của Khối Ngân hàng TMCP, trong đó cao nhất là năm 2009 với hệ số lần lượt là 22,85% và 18,27% nguyên nhân do trong giai đoạn này, vốn tự có của Ngân hàng đã tăng nhanh tạm thời chưa sử dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất và các nguồn đầu tư ma ng lại lợi nhuận, việc duy trì một tỷ lệ cao như vậy chưa hẳn đã hiệu quả do ngân hàng đã dùng vốn cho dự trữ quá nhiều so với vốn đưa vào kinh doanh, hơn nữa, do áp lực cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng nên việc thu hút tiền gửi của khách hàng gặp khó khăn cho thấy ngân hàng đang có những vấn đề về thanh khoản.
Trong năm 2012, chỉ số H1 và H2 không đạt do việc thực hiện thối thu và khơng thực hiện thu/dự thu lãi đối với các khoản nợ quá hạn, cùng với việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng dẫn đến vốn tự có âm.
(iii) Chỉ số H3
Đây là chỉ số về trạng thái tiền mặt chỉ số này càng lớn hàm ý NH càng có khả năng xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời.
Chỉ số trạng thái tiền của của Ngân hàng trong các năm 2009-2011 nằm ở mức 14-18%, thấp hơn chỉ số H3 của Khối Ngân hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 25%-27%). Chỉ số này thấp sẽ khó đảm bảo cho ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời.
Trong năm 2012 chỉ số H3 Ngân hàng giảm cịn 7,2%, khi có nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, ngân hàng buộc phải vay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng và tăng lãi suất tiền gửi và góp phần đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngâ n hàng tăng lên nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản đang có nguy cơ suy giảm.
(iv)Chỉ số H4
Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Chỉ số này càng cao ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản cao vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số H4 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009 -2012 nằm ở mức 50-80%. Như vậy, chỉ số H4 của Ngân hàng khá cao (cao nhất năm 2012 là 83,58%) như vậy hoạt động chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng. Trong khi tín dụng là tài sản “Có” có độ rủi ro cao hơn nhiều so với các tài sản “Có” sinh lời khác. Khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, để đảm bảo khả năng thanh khoản các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất tiền gửi trong lúc đó lãi suất ghi trên các hợp đồng tín dụng khơng đổi. Kết quả là thu nhập của ngân hàng giảm đi.
Thực trạng thời gian qua, Ngân hàng đã tập trung c ho vay và đầu tư vào các dự án của 2 nhóm khách hàng lớn là Phương Trang và Phú Mỹ. Tính đến 31/12/2012 dư nợ của 2 nhóm khách hàng này chiếm tới 74% dư nợ toàn hàng, đa phần dư nợ của 2 nhóm này đến 31/12/2012 đều là nợ xấu. Việc chất lượng tín dụng kém đ ã ảnh hưởng rất lớn đến thanh khoản của ngân hàng khiến thanh khoản của ngân hàng thường xuyên không đảm bảo đúng quy định của NHNN.
(v) Chỉ số H5
Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng (H5), đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp.
Nhìn vào số liệu tính tốn, chỉ số H5 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2012 nằm ở mức 85-113%. (cao nhất là trong năm 2009 Ngân hàng có dư nợ cho
vay vượt mức tiền gửi huy động được là 113%), cao hơn chỉ số H5 của Khối Ngân hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 70%).
Như vậy phần lớn tiền gửi huy động của Ngân hàng đều sử dụng để cho vay. Khi toàn bộ tiền gửi khách hàng được sử dụng cho vay ngân hàng buộc phải vay TCTD khác để đảm bảo DTBB và đảm bảo khả năng thanh khoản. Điều này rất rủi ro nó cho thấy khả năng thanh khoản ngày càng thấp của Ngân hàng khi mà phần lớn huy động của khách hàng đã mang đi cho vay và huy động không đủ bù đắp cho vay của Ngân hàng; như vậy nếu cầu thanh khoản tăng đột biến do các yếu tố tác động thì việc căng thẳng thanh khoản, MTK ... là có thể xảy ra.
(vi)Chỉ số H6
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt.
Giai đoạn 2009, chỉ số H6 chỉ đạt 7,5%, sau đó Ngân hàng đã đẩy mạnh việc đầu tư chứng khốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tăng thanh khoản cho Ngân hàng nên chỉ số H6 trong các năm 2010-2012 đã tăng lên. Tuy nhiên các chứng khoán đầu tư của ngân hàng chủ yếu là trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành (bản chất là các khoản cho vay dài hạn) do đó xét trên thực tế chỉ số H6 cao chưa phản ánh thực sự khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Ngân hàng cần điều chỉnh lại cơ cấu danh mục đầu tư để vừa đảm bảo lợi nhuận nhưng đồng thời cũng nâng cao khả năng thanh khoản của mình.
(vii) Chỉ số H7
Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD (H7), cho biết vị thế trên thị trường liên ngân hàng của các ngân hàng ở vị trí “chủ nợ” hay “con nợ” và qua đó cho biết sức khỏe thực sự của ngân hàng.
Nhìn vào số liệu tính tốn, chỉ số H7 của Ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2012 chiếm tỷ lệ rất thấp nằm ở mức 20-50% (thấp nhất là năm 2012, chỉ số trạn g thái ròng của Ngân hàng chỉ chiếm 20%), thấp hơn nhiều so với chỉ số H7 của Khối Ngân hàng TMCP (Khối Ngân hàng TMCP nằm ở mức 90%).
Như vậy hoạt động trên thị trường liên ngân hàng của Ngân hàng chủ yếu là đi vay từ các Ngân hàng, TCTD khác nhiều hơn là cho vay và gửi tại TCTD khác; Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng rất rủi ro, t hực tế đã chứng minh cho
nhận định này, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên mức “kỷ lục”: 40%/năm, tăng chi phí trả lãi tiền gửi, giảm lợi nhuận ngân hàng.
(viii) Chỉ số H8
Chỉ số tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD/tiền gửi khách hàng (H8). Tỷ lệ này