1.1.2.1 .Thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2. Hiệu quả tín dụng của các ngân hàng thương mại
1.2.3.4. Mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng với hiệu quả hoạt động tín
những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Cơ sở hạ tầng:bao gồm địa điểm làm việc, cách bày trí khơng gian làm việc,
máy móc thiết bị, cơng nghệ… Để nâng cao tính cạnh tranh, thu hút khách hàng thì trụ sở làm việc của ngân hàng phải đạt chuẩn, sạch đẹp, thoáng đãng… tạo cảm giác an tâm cho khách hàng khi giao dịch. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vũ bão, máy tính có thể giúp cho ngân hàng thu thập và xử lý thơng tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Trên cơ sở đó hỗ trợ cho lãnh đạo ngân hàng ra quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác.
1.2.3.4.Mối liên hệ giữa tăng trưởng tín dụng với hiệu quả hoạt độngtín dụng tín dụng
Ở Việt Nam hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản và hàng đầu của các NHTM và cũng là nhân tố mang lại lợi nhuận chính và để xác định một ngân hàng đó có lớn mạnh hay khơng. Vì vậy, vừa tăng trưởng dư nợ tín dụng vừa đạt được hiệu quả tín dụng là hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh các NHTM cạnh tranh nhau khốc liệt như hiện nay. Chính vì điều này nên các ngân hàng có thể sai sót trong q trình thẩm định cho vay, dẫn đến quan ngại về bùng nổ nợ xấu, khơng kiểm sốt được tình hình ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng nói riêng và của kinh tế nói chung. Để mở rộng quy mơ, tăng cường thị phần thì các ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay. Bên cạnh đó, nếu tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng khơng kiểm sốt được chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng thì ngân hàng khơng có lực để tiếp tục tăng trưởng vì phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí sử dụng vốn khơng hiệu quả, lợi nhuận giảm, tập trung nguồn lực để xử lý nợ xấu, vị thế và thương hiệu của ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, nếu ngân hàng mở rộng tín dụng phù hợp với quy mô, nguồn vốn, nguồn lực thì sẽ đạt hiệu quả tín dụng cao. Có thể thấy, tăng trưởng tín dụng và
chất lượng tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tăng trưởng tín dụng phải đi đơi với chất lượng tín dụng được đảm bảo. Vì vậy, khi tăng trưởng tín dụng cần phải chú trọng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng. Do đó, các NHTM cần xây dựng một hệ thống thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau cho vay chặt chẽ, hiệu quả và hợp lý nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động tín dụng. 1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
Hiệu quả hoạt động tín dụng được đánh giá trên ba góc độ sau:
- Đối với ngân hàng: Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận
chính cho các NHTM. Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng góp phần là tăng lợi nhuận ngân hàng, duy trì tình hình tài chính lành mạnh; chất lượng tín dụng tốt góp phần xoay vịng vốn nhanh và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng giúp ngân hàng mở rộng được quy mô, tăng vị thế cạnh tranh.
- Đối với khách hàng: Ngân hàng cấp tín dụng với nhiều sản phẩm và dịch vụ
đa dạng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra lợi nhuận, nâng cao đời sống, tạo công ăn việc làm cho mọi người. Bên cạnh đó, ngân hàng cịn đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng thông qua các sản phẩm cho vay mua bất động sản, xe hơi, tiêu dùng, sửa nhà, thẻ tín dụng… góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
- Đối với nền kinh tế: trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, nhu cầu vốn để mở
rộng sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp ngoài việc bán cổ phần, phát hành trái phiếu… thì kênh tín dụng ngân hàng vẫn là quan trọng nhất và khơng thể thiếu. Vì vậy, chất lượng tín dụng được nâng cao cũng giúp cho ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian tài chính của mình.
Bên cạnh đó, khi hiệu quả tín dụng nâng cao, nền kinh tế vận hành trơn tru thì ngân hàng cũng đã thực hiện tốt chức năng trung gian thanh tốn của mình. Hơn thế nữa, nói đến chất lượng tăng trưởng kinh tế là nói đến mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội như: tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, thất nghiệp… Chất lượng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tín dụng ngân hàng đóng một vai trị quan trọng. Hiệu quả của tín dụng đối với nền kinh tế là cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, tạo ra công ăn việc làm thông qua việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân nhằm góp phần ổn định đời sống kinh tế xã hội.