Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) (Trang 71)

21 1.3.2 XHTD Doanh nghiệp tại Ngân hàng Sacombank

3.4. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng DN tại PVFC

3.4.1. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

PVFC cần phải có nguồn nhân lực mạnh về cơng nghệ thơng tin và đào tạo thật tốt cán bộ tín dụng khi vận hành

PVFC cần phải đầu tư mạnh vào cơng nghệ thơng tin dể có hệ thống IT mạnh, phần mềm core banking mạnh và vận hành ổn định. Phải tự động hóa, tăng cường hệ thống an tồn, bảo mật thơng tin… sẽ hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để quản lý khách hàng. Khi hệ thống công nghệ thông tin mạnh sẽ hổ trợ cho hoạt động xét duyệt và giám sát khoản vay hiệu quả hơn

3.4.2. Hồn thiện quy trình nghiệp vụ

Trong hệ thống xếp hạng tín dụng của PVFC thì bộ phận quản trị rủi ro là đầu mối triển khai, tiếp nhận phản hồi và hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về sử dụng phần mềm chấm điểm và thực hiện phân loại nợ theo điều 7 – Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và trong thời gian tới là Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về việc quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi có hiệu lực từ ngày 01/6/2013. Do đó, PVFC cần thực hiện :

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng và có sự tham dự của Ban lãnh đạo nắm rõ quy trình, nghiệp vụ, thẩm định tại.

- Mời các thầy cơ các trường Đại học có uy tín về giảng dạy hoặc các chun gia giỏi về huấn luyện các chuyên đề, nghiệm vụ cho cán bộ tín dụng, thẩm định nhằm nâng cao trình độ, tay nghề trong thẩm định tín dụng.

- PVFC tổ chức sửa đổi, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ về nghiệp vụ: phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định.

- Phải phân cấp, phân quyền rõ ràng cho từng chi nhánh, từng đơn vị trên toàn hệ thống của PVFC để kiểm soát chặt chẻ, hiệu quả hơn.

3.4.3. Giải pháp liên quan đến phân loại hệ thống XHTD doanh nghiệp

Cách phân loại hệ thống XHTD doanh nghiệp tại PVFC hiện nay chưa thật tối ưu. Do vậy, đề tài khuyến nghị nên thay đổi, điều chỉnh cách đặt tiêu đề của hệ thống xếp hạng rõ ràng hơn, nhìn vào tiêu đề các bộ phận thực hiện có thể phân loại ngay và sử dụng chính xác bộ xếp hạng tín dụng, khơng thể nhầm lẫn. Theo cách phân loại của một số TCTD và có sự điều chỉnh cho phù hợp với PVFC thì có thể phân chia thành 3 đối tượng tương ứng với 3 bộ xếp hạng như sau:

 Khách hàng là doanh nghiệp có BCTC 2 năm trở lên kể từ khi phát sinh doanh

thu.

 Khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập, chưa có đủ báo cáo tài chính.

 Khách hàng là doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn thực hiện một hay nhiều

dự án và chưa có đủ báo cáo tài chính 2 năm kể từ khi phát sinh doanh thu.

Hiện nay, PVFC chỉ mới đưa ra 34 mã ngành kinh tế. Để phù hợp trong tình hình biến đổi của nền kinh tế và giúp cán bộ tín dụng khi chấm điểm , thì PVFC nên xây dựng hệ thống XHTD nội bộ mới theo 52 mã ngành kinh tế (xem phụ lục số 3) như một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện hành đang áp dụng.

Các chỉ tiêu phi tài chính sẽ phù hợp hơn nếu thiết lập các khoảng giá trị tương đối cho các chỉ tiêu này để cán bộ nghiệp vụ sẽ lựa chọn sau khi ước tính.

3.4.4. Hồn thiện các trọng số, chỉ tiêu phân tích trong hệ thống xếp hạng.

Trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính trong bộ chỉ tiêu xếp hạng tại PVFC chỉ phân biệt giữa BCTC đã kiểm toán và chưa kiểm tốn, giữa quy mơ siêu nhỏ và các quy mơ khác:

Bảng 3.1. Tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính đối với từng loại quy mơ DN

Quy mơ lớn – trung bình – Nhỏ Tổng điểm tài chính

Tổng điểm phi tài chính

Báo cáo tài chính đã kiểm tốn 35% 65%

Báo cáo tài chính chưa kiểm tốn 30% 65%

Quy mơ siêu nhỏ

Báo cáo tài chính đã kiểm tốn 25% 75%

Báo cáo tài chính chưa kiểm tốn 20% 75%

Nguồn: PVFC Ta thấy tỷ trọng điểm các chỉ tiêu tài chính nhỏ hơn nhiều so với các chỉ tiêu phi

tài chính. Điều này phù hợp đối với các doanh nghiệp có độ tin cậy của báo cáo tài chính thấp. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng khách hàng tại PVFC khá đa dạng, không chỉ các đơn vị trong tập đồn Dầu khí, cịn có nhiều doanh nghiệp ngồi ngành có quy mơ lớn hay các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Lúc này, việc đồng nhất tỷ trọng như trên là chưa thật hợp lý. Thực trạng hiện nay tại PVFC cũng như các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thì khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính rất khó đánh giá mức độ chính xác và trung thực: mang tính chủ quan, cảm tính của cán bộ tín dụng Việc điều chỉnh lại trọng số giữa chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với hệ thống XHTD nội bộ tại PVFC lúc này là cần thiết, hạn chế những bất cập, phù hợp với từng loại quy mô và sự phát triển trong thời gian tới. Cần hoàn chỉnh thêm các nội dung sau:

- Đưa ra định nghĩa chính xác cũng như các tiêu chí chuẩn, để xác định quy mơ doanh nghiệp là lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ để Cán bộ tín dụng chấm điểm khơng bị nhầm lẫn, sai sót khi thực hiện.

- Có thể kết hợp phân loại doanh nghiệp theo quy mô đi cùng các tiêu chí khác như doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, hay doanh nghiệp được các Cơng ty kiểm tốn có uy tín cao, được Bộ Tài chính chấp nhận kiểm tốn các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính hằng năm.

- Điều chỉnh trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho phù hợp với mỗi loại quy mô doanh nghiệp. Đề xuất của tác giả về trọng số khi chấm điểm:

Bảng 3.2: Tỷ trọng yếu tố tài chính và phi tài chính theo đề xuất của tác giả

Quy mơ Vừa và nhỏ Trung bình Lớn

Tỷ trọng tài chính 40% 60% 65%

Tỷ trọng phi tài chính 60% 40% 35%

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Hồn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích bằng cách tăng thêm nhiều hơn các chỉ tiêu mang tính định lượng trong bộ chi tiêu phi tài chính, các số lượng tính tốn sẽ được u cầu có cơ sở hợp lý, hạn chế tính chủ quan của cán bộ chấm điểm.

3.4.5. Th các đơn vị tư vấn có uy tín về Xếp hạng tín dụng và Quản trị rủi ro

Một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã th các Cơng ty kiểm tốn uy tín cao thực hiện tư vấn xây dựng, hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của mình.

Cơng ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam (EYVN) đã giúp PVFC vận hành thành cơng hệ thống XHTD nội bộ, vì vậy, nên để Cơng ty kiểm tốn Ernst & Young Việt Nam tiếp tục trợ giúp, hoàn thiện và nâng cao hệ thống XHTD nội bộ của PVFC, và đặc biệt hệ thống phải được thiết kế một số sản phẩm đặc thù riêng cho của PVFC.

Mơ hình cần hồn thiện theo hướng nâng tỷ trọng phần trăm (%) các chỉ tiêu định tính được lượng hóa trong hệ thống xếp hạng, từ đó sẽ giảm mức độ phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của cán bộ chấm điểm khách hàng.

Phải phân quyền rõ ràng, chặc chẽ, cần thiết có những phản hồi từ phía các bộ phận nghiệp vụ, có những kiến nghị và đề xuất lên Ban Quản trị rủi ro để yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.4.6. Ban hành bộ quy tắc ứng xử

PVFC nên ban hành Bộ quy tắc ứng xử hoặc Bộ tiêu chuẩn đạo đức để áp dụng cho việc Cán bộ tín dụng, thẩm định khi thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng.

Nội dung của Bộ tiêu chuẩn đạo đức bao gồm: Chất lượng và tính tồn vẹn của quy trình xếp hạng tín dụng, Tính độc lập và những biện pháp tránh các xung đột lợi ích, các trách nhiệm của Cán bộ tín dụng đối với khách hàng.

Bộ Quy tắc ứng xử và các giá trị của PVFC khẳng định mục đích này, là cam kết của PVFC tới tất cả các khách hàng rằng, PVFC hiểu sự tin tưởng mà các khách hàng dành cho về chất lượng dịch vụ và ưu điểm của PVFC.

Bộ Quy tắc này quy định về ứng xử, đạo đức và chỉ dẫn cách ứng xử của PVFC đối với những lựa chọn đầy thách thức và đơi khi khó khăn mà Cán bộ, nhân viên gặp phải trong qn trình thực hiện xếp hạng tín dụng

Điều cần thiết là mỗi người đều tuân thủ đầy đủ bộ Quy tắc ứng xử. Làm như vậy, PVFC đã gửi một thông điệp rõ ràng về sự cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ mà PVFCcung cấp.

Yêu cầu Cán bộ tín dụng, thẩm định khi xếp hạng tín dụng khách hàng phải ký cam kết thực hiện theo yêu cầu của Bộ quy tắc ứng xử hay Bộ tiêu chuẩn đạo đức đã ban hành.

3.4.7. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết

Nếu chỉ dựa vào các mơ hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điêu kiện, thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, và khơng có phương pháp phân tích hay một hệ thơng xếp hạng tín dụng tối ưu nào có thể hồn tồn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chun mơn của cán bộ tín dụng, vì vậy, PVFC vẫn cần phải có sự phơi hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ thông tin trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.

Bên cạnh các giải pháp trên, đê tài nghiên cứu này cũng đê xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết giúp phát huy hiệu quả cho hệ thống XHTD doanh nghiệp của PVFC, bao gồm :

- Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời vê các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đơn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp tn thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực kiểm tốn qc tế nhằm sử dụng mơ hình dự báo nguy cơ vỡ nợ đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chuyên mơn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khơng có phương pháp và cơng cụ phân tích nào có thể hồn tồn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.

Nâng cao nhận thức của các cấp quản trị về vai trị của cơng cụ XHTD đơi với phịng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an tồn, trích lập dự phịng rủi ro.

3.5 Các kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là cơ quan thu thập thơng tin, một kênh thông tin quan trọng của Ngân hàng Nhà nướcvà các tổ chức tín dụng, cung cấp thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an tồn hoạt động tài chính - ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) cũng như các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Thường xuyên thanh tra, giám sát ở góc độ vĩ mơ, có đan xen kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhưng mọi cách thức phân quyền về thẩm quyền phê duyệt vẫn được trao quyền chủ động cho từng tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại.

Nhà nước cần thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chính, Bảo hiểm ... Thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời nhưng khơng bị chồng chéo nhằm hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại.

Ban hành luật cho các tổ chức xếp hạng tín dụng để điều chỉnh cho hoạt động xếp hạng tín dụng trong nước.Các cơ quan Nhà nước cần ban hành một số chính sách nhằm

kích hoạt như những nước trên thế giới cũng như các nước láng giềng trong khu vực đã làm, định hướng và phát triển ngành xếp hạng tín dụng Việt Nam lên một tầm cao mới.

Phải xây dựng một vài công ty xếp hạng tín dụng tốt ở Việt Nam. Loại hình kinh doanh của cơng ty xếp hạng tín dụng là trách nhiệm hữu hạn.

Xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng chung, chuẩn cho tất cả các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, và Ngân hàng Nhà nước chính là cơ quan giám sát cao nhất. Định kỳ, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá cũng như nhận mọi phản hồi, đóng góp từ các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại.

Xây dựng mơ hình quản trị quản trị rủi ro tập trung sẽ phát huy được nhiều ưu điểm: sẽ nâng cao tính chun mơn hóa, phản ánh chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp được xếp hạng một cách chính xác và đáng tin cây.

Kết luận nghiên cứu của chương 3:

Trong chương này, đề tài nghiên cứu đã cố gắng đưa ra định hướng phát triển, các giải pháp nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp dựa trên những phân tích mơ hình đang áp dụng tại PVFC, dựa trên thực tế đang chấm điểm xếp hạng tín dụng và những mặt cịn hạn chế của hệ thống XHTD nội bộ. Có thể tham khảo những tiến bộ, ưu điểm của các tổ chức xếp hạng tín dụng trong nước và quốc tế làm cơ sở hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại PVFC.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện XHTD doanh nghiệp tại PVFC” đã giải quyết được các vấn đề sau :

Hệ thống hóa và hồn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thơng qua hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp của PVFC.

Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD doanh nghiệp đang áp dụng tại PVFC, qua đó cho thấy những thành tựa đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động lớn của điều kiện mơi trường kinh doanh, tình hình kinh tế hiện nay. Bằng cách tham khảo với các mơ hình chấm điểm XHTD của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế, các Ngân hàng thương mại và tổ chức kiểm toán trong nước, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn chun mơn và tìm hiểu các nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, từ đó, đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD của PVFC.

Tuy nhiên, do giới hạn về khả năng tiếp cận dữ liệu của khách hàng tại PVFC, nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Hướng nghiên cứu phát triển đề tài này trong tương lai là Cơ sở khoa học xây dựng các trọng số trong chấm điểm xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, để làm được điều này, nghiên cứu cần nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia, tổ chức tín dụng trong khả năng tiếp cận cơ sở dữ liệu.

Vấn đề hồn thiện XHTD nói chung và mơ hình chấm điểm XHTD nói riêng đang và sẽ được các tổ chức xếp hạng tín dụng, các ngân hàng thương mại rất quan tâm nhằm đưa ra quyết định tín dụng góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam (PVFC) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w